Nghĩa, tầm quan trọng văn hóa nhà trườngở trường cao đẳng, đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 33 - 37)

đẳng, đại học đối với việc phát triển nhà trường

Văn hóa nhà trường là tập hợp tất cả các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trường đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa

nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: Không gian, cảnh quan nhà trường, logo, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp …; phần chìm là niềm tin, cảm xúc, thái độ, cách thức quản lý, nhu cầu và mong muốn cá nhân, các giả định ngầm, …

Từ những nhận định trên cho thấy văn hóa nhà trường có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường đó, tầm quan trọng đó được thể hiện như sau:

Văn hóa nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong nhà trường: Đối với GV, văn hóa nhà trường có tác động ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải như chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, quan tâm đến công việc của nhau. GV cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra, tạo bầu không khí, cởi mở, tin cậy thúc đẩy đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập…

Đối với HSSV, văn hóa nhà trường có tác động tạo ra một bầu không khí học tập tích cực. HSSV cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị. HSSV thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá và tích cực tương tác với giáo viên, nhóm bạn. Học sinh nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất, tạo ra môi trường thân thiện an toàn, cởi mở, tôn trọng và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của học sinh…

Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng những chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do các thế hệ trong tổ chức nhà trường xây dựng lên. Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa nhà trường là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp

Văn hóa nhà trường tạo động lực làm việc hiệu quả. Văn hóa nhà trường là cơ sở để giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa nhà trường phù hợp, tích cực sẽ tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ta một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người.

Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột: Văn hóa nhà trường là kim chỉ nam cho mọi hoạt động xã hội của nhà trường, từ đó tạo ra sự thống nhất về nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không thể phá vỡ tính chỉnh thể của nhà trường.

Nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường: Khi xây dựng vững chắc nền tảng văn hóa nhà trường, các mối quan hệ giữa quản lý các bộ quản lý, giữa lãnh đạo với NV, GV; giữa GV với HSSV, trong một tổng hòa được giải quyết toàn bộ và trọn vẹn, từ đó, chất lượng giáo dục được nâng cao.

Trong thời gian vừa qua, nhiều vấn đề nghiêm trọng xảy ra trong nhà trường gây nên nhiều bất an đối với cả người dạy lẫn người học. Văn hóa nhà trường có dấu hiệu xuống cấp do ý thức về văn hóa cũng như ý thức về vai trò trách nhiệm của người trong cuộc chưa thật sự được đề cao. Vì vậy, việc phát triển văn hóa nhà trường ở bậc Cao đẳng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và phát triển hoàn thiện nhân cách con người, đặc biệt là những sinh viên được hoàn thiện về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức để tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Với trường Cao đẳng là nơi đào tạo những lớp người mới gắn với công tác nghiệp vụ, ngành nghề và chuyên môn cụ thể. Trách nhiệm của họ là giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và sáng tạo thêm những giá trị văn hóa cho tương lai trong vai trò là những chủ nhân mới của đất nước. Đây chính là quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa qua các thế hệ làm cho các giá trị văn hóa ngày càng phong phú và đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người. Không chỉ như vậy, nhà trường còn là nơi con người với con người (người dạy, người học, người quản lý, phụ huynh…) cùng nhau hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, theo những cách thức văn hóa, dựa trên những phương tiện văn hóa trong môi trường văn hóa đại diện cho mỗi vùng miền, địa phương. Con người, cụ thể ở đây là người học, là đối tượng trung tâm để nhà trường xây dựng các định hướng phát triển văn hóa. Do đó, tùy thuộc vào đặc điểm của người học, nhà trường sẽ có những biện pháp cụ thể thông qua hoạt động giảng dạy và các hoạt động xã hội khác để lồng ghép các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường. Từ đó, việc tiếp thu của người học sẽ thuận lợi hơn bởi được tiếp xúc từ thực tiễn sinh động trong môi trường giáo dục.

Mặt khác, văn hóa nhà trường cũng giúp nâng cao các hoạt động của nhà trường, tạo nên những phẩm chất đặc trưng, khác biệt của tổ chức trường học. Bởi vì bên cạnh hai hoạt động chính là giảng dạy và học tập, nhà trường còn là nơi sinh hoạt thường xuyên của thầy cô giáo và sinh viên. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; hoạt động đoàn, hội cũng luôn được quan tâm, chú trọng. Các hoạt động này góp phần tạo nên sự toàn diện trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường, giúp nâng cao uy tín, chất lượng, tạo diện mạo, “thương hiệu” cho nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)