xanh, sạch đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường
Việc quản lý phát triển VHNT không chỉ tập trung vào con người mà còn phải chú trọng những phương diện khác như môi trường, cảnh quan, bầu không khí tâm lý,...tức là nhấn mạnh vào phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất cũng như có những tác động trực quan đến nhận thức của các chủ thể trong nhà trường. Biện pháp này có thể được thực hiện thường xuyên và có sự đổi mới, điều chỉnh thích hợp với đặc trưng của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. Môi trường là một khái niệm rất rộng liên quan đến các yếu tố khách quan tác động đến mọi hoạt động của trường. Do đặc trưng đào tạo chuyên môn gắn liền với dào tạo nghề nên nhà trường cần có kế hoạch xây dựng môi trường đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giảng dạy và học tập.
3.2.3.1. Mục đích
Biện pháp này nhằm tăng cường đầu tư trước hết về phương tiện, thiết bị và điều kiện đầy đủ, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người dạy và người học để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho công tác giáo dục và định hướng phát triển văn hóa.
Biện pháp này còn cho thấy sự đồng bộ, nhất quán trong kế hoạch phát triển VHNT. CBQL có sự quan tâm đúng mức và toàn diện đến tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản lý.
Đây cũng là một trong những hoạt động thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với việc phát triển toàn diện VHNT.
Sự quan tâm tỉ mỉ của CBQL sẽ tác động đến ý thức, trách nhiệm của các thành viên khác trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa vật chất (cụ thể ở đây là môi trường, cảnh quan, cơ sở vật chất, thiết bị...) mà lãnh đạo nhà trường đã trang bị đầy đủ nhất trong khả năng có thể; đồng thời, họ cũng trân trọng những giá trị tinh thần (bầu không khia tâm lý, thái độ, hành vi ứng xử) nhằm phát triển tối đa sức mạnh của tập thể.
Thực hiện biện pháp này, nhà trường nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các đối tượng có liên quan, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho các hoạt động; tạo nên một cơ chế làm việc hợp lý, thống nhất; giúp các thành viên trong nhà trường có môi trường làm việc lành mạnh, tích cực. Ngoài ra, xây dựng cảnh quang, tạo môi trường thanh bình, trong lành tác động tốt đến tinh thần của họ trong khi thực hiện công tác.
3.2.3.2. Nội dung
Xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển VHNT tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đặt ra nhiều nội dung mà CBQL nói riêng và mỗi cá nhân trong tập thể nhà trường nói chung phải chung tay thực hiện.
Nhà trường cần phải xây dựng những mô hình hoạt động văn hóa trong nhà trường để thu hút mọi thành viên tham gia nhằm khắc phục tối đa các biểu hiện hành vi tiêu cực như đã phân tích ở phần chỉ ra các thực trạng. Khắc phục được những khiếm khuyết này, nhà trường có thể từng bước hoàn thành nhiệm vụ phát triển VHNT toàn diện.
Nhà trường cũng cần kiến tạo cảnh quang môi trường: trang bị các trang thiết bị đáp ứng đủ yêu cầu dạy và học cũng như các nội dung đào tạo nghề nghiệp. Cải tạo không gian nhà trường từ trong các phòng học, văn phòng, hội trường, sân khấu, sân bãi... phục vụ cho nhu cầu văn hóa văn nghệ, thể dục
Đặt ra những tiêu chuẩn về môi trường văn hóa, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp; thuận lợi trong liên hệ công việc, có tính tổ chức khoa học.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
Để tiến hành biện pháp này, lãnh đạo nhà trường cần thể hiện vai trò quản lý chủ chốt và phải có sự điều động, phổi hợp với các đơn vị trực thuộc nhà trường, từng bước cải thiện môi trường làm việc, xây dựng môi trường văn hóa.
Thứ nhất, CBQL đề xuất các tiêu chuẩn cụ thể về môi trường văn hóa trong nhà trường và phổ biến rộng rãi đến toàn thể CB, NV, GV và HS, SV của trường để mọi người dần dần nắm rõ những tiêu chuẩn này và xem tiêu chí này là định hướng trong công tác và trong hành vi, tác phong. Ban hành những nội quy, quy định cụ thể về ngôn hành, cử chỉ của GV, NV, HS, SV của trường. Những tiêu chuẩn này cũng phải thật gần gũi và thiết thực tránh sự mơ hồ, viễn vong.
Thứ hai, nhà trường phối hợp với địa phương phát triển và mở rộng hệ thống thư viện trong nhà trường và kết hợp trao đổi tài liệu cần thiết với hệ thống thư viện ở địa phương và các trường khác. Sự phong phú nguồn tài liệu tham khảo sẽ kích thích sự hứng thú học tập và nghiên cứu của GV, SV. Hoạt động này sẽ khắc phục tình trạng SV ngày càng lười đọc sách (theo khảo sát, SV Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ vẫn còn tồn tại tình trạng không thường xuyên đến thư viện đọc sách), nâng cao ý thức tự giác học tập bởi vì, đọc sách cũng là một hành vi tích cực thể hiện giá trị văn hóa của dân tộc ta.
Thứ ba, nhà trường có kế hoạch cải thiện cơ sở vật chất trong nhà trường. Chẳng hạn như, mở rộng diện tích lớp học, cải thiện không gian sinh hoạt văn nghệ, xây dựng và thiết kế những mô hình sân khấu hiện đại, năng động. Nhà trường có kế hoạch trang bị đầy đủ các sách chuyên ngành, các đạo cụ, phục trang và thiết bị cần thiết cho việc sáng tác, biểu diễn nghệ thuật nhằm phát
huy khả năng của sinh viên và có thể đào tạo họ trở thành những tài năng trong tương lai.
Thứ tư, để tạo môi trường thuận lợi, phát triển các giá trị văn hóa tích cực, nhà trường tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề chuyên nghiệp và chuyên sâu. CBQL giao nhiệm vụ cho GV trong khi giảng dạy cần theo dõi và phát hiện những SV có khả năng nghiên cứu khoa học tốt, sau đó định hướng đề tài và hướng dẫn các em thực hiện. Không chỉ nâng cao hiệu quả trong sinh viên mà còn tạo điều kiện cho SV có cơ hội giao lưu, học tập liên trường.
Thứ năm, lãnh đạo nhà trường phân công cho Công đoàn, Đoàn thanh niên thực hiện các công trình cảnh quang trong trường. Hoạt động này vừa có tác động tích cực đến việc cải tạo môi trường vừa có tính chất giáo dục, rèn luyện tinh thần yêu chuộng lao động, tự nhận thức được giá trị của lao động. Các công trình này phải được phân công SV thực hiện chăm sóc thường xuyên.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo nội dung và theo dõi việc xây dựng cảnh quan, kiến tạo môi trường văn hóa.
Nhà trường phải chủ động về nguồn kinh phí để tiến hành xây dựng môi trường thuận lợi trong phát triển VHNT. Trong quá trình thực hiện nhà trường cũng cần có kế hoạch để tiếp tục tranh thủ, huy động sự đóng góp hỗ trợ của địa phương, mạnh thường quân, cựu sinh viên. Mối quan hệ giữa nhà trường và các đối tượng bên ngoài cần được củng cố thường xuyên, tạo độ tin cậy đối với tập thể nhà trường và cộng đồng.
Mỗi thành viên trong nhà trường phải có ý thức chung tay xây dựng môi trường văn hóa, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả những trang thiết bị phòng học và những đạo cụ, phục trang do nhà
trong những thành tố quan trọng quyết định sự thành công của kế hoạch công tác.
3.2.4. Biện pháp đẩy mạnh vai trò của đoàn thể và phối hợp các lực lượng giáo dục ở địa phương trong quản lý phát triển VHNT