Phát triển văn hóa quản lý trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 51 - 53)

Phát triển văn hóa quản lý chuyên nghiệp trong nhà trường chính là phát triển các nội dung quản lý tích cực của người quản lý hay lãnh đạo trong nhà trường như: xây dưng chiến lược, sứ mạng, tầm nhìn, quản lý hoạt động

chuyên môn, quản lý hoạt động truyền thông, quản lý các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nhà trường, quản lý môi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường...

Để phát triển văn hóa quản lí trong nhà trường cần phát triển các nội dung quản lí của người quản lí hay lãnh đạo trong nhà trường. Nội dung quản lí nhà trường bao gồm các nội dung về xây dựng chiến lược, sứ mạng, tầm nhìn, quản lí hoạt động chuyên môn, quản lí hoạt động truyền thông, quản lí các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của nhà trường, quản lí môi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường... Cụ thể:

Đối với Hiệu trưởng

 Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển văn hóa của nhà trường trong tương lai xem những yếu tố nào có ảnh hưởng tích cực làm thay đổi chiến lược phát triển của tổ chức nhà trường;

 Xây dựng tầm nhìn – một bức tranh lý tưởng trong tương lai – mà nhà trường sẽ vươn tới. Đây là định hướng để xây dựng văn hóa nhà trường, thâm chí có thể tạo lập một nền văn hóa tường lai cho nhà trường khác hẳn trạng thái hiện tại;

 Đổi mới tập quán, thói quen, cách ứng xử trong quá trình quản lí của nhà trường theo định hướng văn hóa mà nhà trường đề ra.

 Tạo môi trường làm việc dân chủ trong nhà trường.

 Khuyến khích sáng tạo trong nhà trường trên mội lĩnh vực

 Lãnh đạo thể hiện sự quan tâm chân thànhđến các thành viên trong nhà trường.

 Có thái độ lắng nghe tích cực để nhận được phản hồi từ nhân viên, sinh viên.

 Lãnh đạo phải có một thái độ lạc quan nhằm tạo nguồn cảm hứng cho những nhân viên của mình.

Đối với giảng viên

 Nắm bắt tâm lý của sinh viên trong quá trình giảng dạy, từ đó tham mưu cho nhà quản lý trong quá trình xác định giá trị cốt lõi và xây dựng văn hóa quản lý trong nhà trường nói riêng và văn hóa nhà trường nói chung.

 Phổ biến đến sinh viên quy trình làm việc với các bộ phận quản lý của nhà trường theo hướng phù hợp với văn hóa nhà trường.

 Đưa ra những ý kiến về tập quán, thói quen và cách ứng xử trong quá trình quản lý của nhà trường để từ đó nhà quản lý có cơ sở xây dựng quy trình làm việc hiện đại, nhanh chóng và phù hợp hơn.

Đối với sinh viên

 Chủ động nêu lên những ý kiến của bản thân góp phần xây dựng quy trình quản lý nhanh chóng và thân thiện trong nhà trường;

 Thực hiện nghiêm túc các quy định về văn hóa, quản lý của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 51 - 53)