Biện pháp đẩy mạnh vai trò của đoàn thể và phối hợp các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 159 - 161)

Trong quá trình khảo sát ý kiến của CBQL, GV và NV chúng tôi nhận thấy số ý kiến cho rằng biện pháp này không cần thiết thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, từ thực tiễn của những thực trạng đã khảo sát cũng như tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp này, chúng tôi nhận thấy, việc quản lý phát triển VHNT ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ cần có sự phối hợp của nhiều bên liên quan.

3.2.4.1. Mục đích

Mục đích chính của việc đẩy mạnh vai trò của đoàn thể, coi đó là lực lượng chủ chốt trong quản lý phát triển VHNT và phối hợp với các lực lượng giáo dục ở địa phương và gia đình là nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực cũng như sự tác động của các cá nhân, tổ chức trong việc giáo dục, tuyên truyền, phối hợp thực hiện phát triển các hành vi văn hóa cũng như điều chỉnh những hành vi phi văn hóa còn đang tồn tại.

Mục đích nữa là kết hợp để thực hiện hiệu quả, toàn diện những nội dung cần thiết trong quản lý phát triển VHNT cả trong và ngoài nhà trường.

3.2.4.2. Nội dung

CBQL (Hiệu trưởng) lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức đoàn thể trong nhà trường bao gồm Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên để có định hướng trong việc tổ chức các hoạt động phong trào. Bởi vì hoạt động đoàn thể bao giờ cũng thu hút đông đảo người tham gia và tạo được bầu không khí tâm lý tích cực: năng động, sôi nổi, giảm căng thẳng nên việc phối hợp trao đổi về việc phát triển VHNT sẽ được tiếp thu một cách tích cực và hiệu quả.

Ngoài thời gian học tập, công tác tại trường, HSSV, GV, NV thường xuyên có mối quan hệ với địa phương và gia đình bởi vì đa số HSSV, GV và NV của Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đều thực hiện song song nhiều hoạt động: giảng dạy đa ngành, học tập đa ngành, biểu diễn, lưu diễn... Do đó, CBQL có thể phối hợp với địa phương và gia đình để tác động thường xuyên đến ý thức của HSSV, GV, NV về phát triển văn hóa cộng đồng nói chung và VHNT nói riêng.

Ngoài ra, CBQL chủ động đề xuất những nội dung và cach thức thực hiện để nâng cao vai trò của Đoàn thể, địa phương và gia đình trong việc quản lý phát triển VHNT theo định hướng đã đề ra

3.2.4.3. Cách thực tiến hành

Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, CBQL phải làm cầu nối giữa cán bộ đoàn thể với GV, NV, HSSV, giúp học thuận lợi trong việc tạo ra các sân chơi, các hoạt động nhằm thu hút đông đảo các thành viên trong nhà trường tham gia: phân công nhân sự giúp điều động lực lượng, vận động GV và NV tham gia để thu hút sự quan tâm của SV. CBQL cũng có thể tư vấn về nội dung chương trình, cách thức tổ chức để đạt hiệu quả tích cực. Sau mỗi hoạt động, CBQL và cán bộ đoàn thể có thể ngồi lại, cùng nhau đúc kết những kinh nghiệm, trao đổi thẳng thắn để duy trì tiếp tục những hoạt động hữu ích này.

Đối với địa phương và gia đình, CBQL có thể chủ động đề xuất kế hoạch hoặc tham gia những hoạt động tại địa phương (cử đối tượng tham dự để tuyên truyền việc quản lý, phát triển VHNT toàn diện, lằng nghe ý kiến và đóng góp ý kiên). Nhà trường phải giữ mối liên hệ thường xuyên với gia đình, để kịp thời nắm bắt những thông tin về HSSV có liên quan đến những vấn đề trong công tác quản lý phát triển VHNT.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp này, CBQL nhà trường phải tạo được sự gắn kết với các bên liên quan thông qua những hoạt động chung. Những hoạt động này có thể được phân bố tổ chức ở nhà trường hay ở địa phương trong những sự kiện đặc biệt hay theo định kỳ.

CBQL nhà trường, tổ chức đoàn thể, địa phương và gia đình cần xác định nhiệm vụ quản lý phát triển VHNT là nhiệm vụ chung, bởi vì nhà trường là một trong những nhân tố tác động tích cực đến nguồn nhân lực cho địa phương và nguồn nhân lực của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 159 - 161)