Phát triển văn hóa giảngdạy của giảng viên trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 53 - 55)

Văn hóa giảng dạy thể hiện qua hoạt động giảng dạy, rèn luyện nghiệp vụ của giảng viên. Một văn hóa giảng dạy phải đảm bảo được sự tận tâm và chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp thể hiện qua năng lực và phẩm chất đáp ứng một cách hiệu quả hoạt động giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. Văn hóa giảng dạy trong nhà trường cao đẳng sư phạm được đánh giá qua: đạo đức, chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Nội dung trong phát triển văn hóa giảng dạy của giáo viên bao gồm phát triển về phẩm chất, đạo đức; năng lực giảng dạy và giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học; khả năng đổi mới và sáng tạo của giảng viên.

Đối với Hiệu trưởng

 Hiệu trưởng lập kế hoạch trong việc phát triển văn hóa giảng dạy cho giảng viên trên mọi phương diện: phát triển về phẩm chất, đạo đức; phát triển năng lực giảng dạy và giáo dục; phát triển năng lực nghiên cứu khoa học; phát triển khả năng đổi mới và sáng tạo.

 Xây dựng chiến lược, kế hoạch và đầu tư thích đáng cho các hoạt động học thuật phù hợp với định hướng phát triển văn hóa giảng dạy nói riêng và văn hóa của nhà trường nói chung;

 Khuyến khích hoạt động hợp tác, chia sẻ học thuật giữa các giảng viên trong và ngoài nhà trường;

 Đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, khuyến khích giáo viên tích cực bồi dưỡng, thường xuyên dự giờ, trao đổi chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn, thiết lập quy trình công cụ giám sát, đánh giá khen thưởng hợp lý, nhằm thúc đẩy giáo viên cải thiện, nâng cao chuyên môn.

Đối với giảng viên

 Chủ động rèn luyện đạo đức theo chuẩn mực văn hoá của nhà trường;

 Tích cực nâng cao chuyên môn giảng dạy và giáo dục; năng lực nghiên cứu khoa học của bản thân;

 Tham gia các hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng học thuật của nhà trường dành cho giảng viên;

 Tích cực tự học hỏi để nâng cao khả năng đổi mới và sáng tạo của bản thân.

Đối với sinh viên

 Học tập nghiêm túc.

 Thường xuyên đưa ra những phản hồi dưới góc nhìn của người học, giúp giảng viên có những đánh giá khách quan về năng lực và phẩm

chất của bản thân, từ đó có những định hướng phát triển chuyên môn, đạo đức phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)