Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển văn hóa nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 60)

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý phát triển văn hóa nhà trường, điển hình như: Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương; Nếp sống, truyền thống văn hóa của gia đình; Thực trạng văn hóa học đường; Đặc thù và điều kiện của nhà trường trong giai đoạn hiện tại; Thực trạng văn hóa học đường; Năng lực quản lý của ban lãnh đạo nhà trường; Cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục v.v…

Trong giới hạn đề tài, để làm rõ hơn, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố sau:

Quản lý, phát triển văn hóa nhà trường Yếu tố khách quan

Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của

địa phương

Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành

giáo dục

Thực trạng văn hóa học đường hiện nay

Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình và

các tổ chức xã hội Năng lực quản lý của

ban lãnh đạo nhà trường

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương

Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới công tác quản lý phát triển văn hóa trong nhà trường. Cụ thể:

Điều kiện kinh tế của địa phương quyết định các nguồn lực về tài chính trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Từ nền tảng kinh tế của địa phương vững chắc, hệ thống các trường học được chú trọng phát triển với những trang thiết bị hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh phát triển năng lực trong quá trình dạy và học, các thầy cô giành thời gian, công sức, trí tuệ tối đa cho việc công tác, học sinh hào hứng tiếp thu, gặt hái được nhiều thành công trong công tác giáo dục và đào tạo. Từ đó công tác quản lý phát triển văn hóa trong nhà trường trở nên dễ dàng hơn.

Môi trường xã hội ổn định, lành mạnh, có trật tư, kỷ cương rõ ràng là môi trường thuận lợi để quản lý phát triển văn hóa trong nhà trường. Ngược lại, nếu đặt trong một môi trường với nhiều tệ nạn xã hội, các giá trị văn hóa bị che lấp bởi sự tha hóa và biến chất của nhiều cá nhân, dẫn đến những tác động tiêu cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh trên ghế nhà trường, từ đó công tác quản lý phát triển văn hóa nhà trường càng thêm khó khăn.

Hoạt động giáo dục không tồn tại chỉ trong môi trường khép kín, đó là nhà trường, vì thế, môi trường văn hóa của địa phương lành mạnh sẽ có tác động trực tiếp đến công tác quản lý văn hóa của mỗi nhà trường, mỗi học sinh. Môi trường văn hóa với các giá trị, niềm tin và các chuẩn mực xử sự đã được quy chuẩn sẵn có sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận và phát triển giá trị văn hóa của bản thân mình.

1.5.1.2. Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, công tác quản lý văn hóa nhà trường được xác định là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường và được quan tâm chỉ đạo. Điều này đòi hỏi ngành giáo dục cần có những định hướng và hỗ trợ tích cực, kịp thời, cùng với những cơ chế, chính sách phù hợp trong công tác quản lý phát triển văn hóa nhà trường, từ đó đưa văn hóa nhà trường đi đúng hướng và đạt được những hiệu quả nhất định.

Việc xây dựng một nền giáo dục an toàn và lành mạnh, đảm bảo và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục là mục tiêu cần nhanh chóng đạt được của ngành giáo dục. Với nhà trường ở các cấp học, bậc học khác nhau, điều kiện kinh tế - văn hóa, xã hội khác nhau sẽ có cơ chế chính sách, sự chỉ đạo khác nhau.

Ngành giáo dục cần có chương trình và tài liệu riêng, chuyên sâu về công tác quản lý phát triển văn hóa nhà trường đồng thời có sự hỗ trợ về kinh phí đối với các hoạt động phát triển văn hóa nhà trường, lập kế hoạch thanh tra trường học để đánh giá mức độ quản lý phát triển văn hóa nhà trường, xếp loại thi đua của các trường trong từng giai đoạn và khu vực.

Những cán bộ quản lý giáo dục phải được bồi dưỡng thường xuyên, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyên môn và nghiệp vụ để có cách quản lý linh hoạt tùy theo thời điểm, từng nhà trường trong bối cảnh xã hội hiện nay.

1.5.1.3 Thực trạng văn hóa học đường hiện nay

Sự ra đời các thiết bị của thế giới hiện đại như Laptop, Smartphone, máy tính bảng….đã tạo điều kiện cho thế hệ trẻ trong nhà trường phát huy tối

cách cởi mở và tự tin hơn, tiếp thu những giá trị văn hóa trên phạm vi rộng chứ không chỉ giới hạn trong gia đình và nhà trường, từ đó khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao. Học sinh biết quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không ngừng học tập và phấn đấu với tinh thần hội nhập và phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, văn hóa nhà trường còn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối bị dư luận lên án như: hiện tượng “phi văn hóa” trong giao tiếp, ứng xử xã hội, bạo lực học đường, sự thờ ơ vô cảm... Thầy giáo, cô giáo vừa đánh, vừa chửi học sinh một cách thô lỗ; Học sinh đánh nhau bằng dao, kéo, gạch đá… rồi quay những clip phản cảm tung lên mạng xã hội. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục”. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, được xây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá.

Những vấn đề trên đang tạo nên những quan ngại sâu sắc về sự thay đổi của môi trường giáo dục - một kiểu môi trường vốn được coi như là cái nôi nuôi dưỡng và thành trì bảo vệ đạo đức xã hội. Những thách thức trên đưa ra yêu cầu cấp thiết cho các nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục, hình thành những giá trị, niềm tin và các chuẩn mực xử sự thích hợp để học sinh có một nền tảng vững chắc cho sự phát triển, không bị ảnh hưởng lệch lạc bởi các yếu tố bên ngoài.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học.

Điều kiện vật chất ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc quản lý phát triển văn hóa nhà trường. Ở nước ta, nơi vùng sâu vùng xa, có rất nhiều trẻ em không được đến trường vì lý do không đủ cơm ăn áo mặc, không mua nổi sặp sách đến trường, các trường học ở miền núi và nông thôn còn thiếu thốn trầm trọng các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục phụ cho việc dạy và học của thầy và trò. Vì lý do đó, còn rất nhiều học sinh thiệt thòi, sống theo nếp sống, bản năng vốn có của gia đình, phong tục của địa phương mà không được tiếp cận với nền khoa học tiên tiến, nền văn hóa hiện đại. Mặt khác, tình trạng không đủ những phương tiện kỹ thuật cho việc dạy và học dẫn đến quá trình giáo dục mất nhiều thời gian, nhiều hoạt động giáo dục văn hóa cho học sinh được thực hiện qua loa để theo kịp chương trình mà không đạt được kết quả như mong muốn.

Việc đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu dạy và học trong nhà trường như thư viện, phòng thực hành máy tính, phòng tổ chức chuyên đề Hội thảo, sân bãi thể dục thể thao…tạo điều kiện cho giáo viên dễ dàng thực hiện các kế hoạch giáo dục, từ việc lập các cở sở dữ liệu văn hóa trên mạng cho học sinh tiếp cận và thực hành, đồng thời có biện pháp quản lý phát triển văn hóa cũng thông qua mạng dữ liệu ấy. Đó cũng là nơi học sinh dễ dàng tiếp thu, lĩnh hội và phát triển văn hóa cá nhân, văn hóa tập thể tuân theo định hướng quản lý phát triển văn hóa nhà trường của các chủ thể quản lý.

Nhà trưởng cần triền khai đẩy mạnh kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên với tác phong nhanh nhẹn, nhạy bén, nắm bắt được xu thế hội nhập và phát triển để đưa nền giáo dục nước nhà vươn cao, vươn xa hơn nữa. Dưới sự hỗ trợ đắc lực của cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học hiện đại, cùng với

giúp cho thầy và trò rút ngắn khoảng cách trong dạy học, các bước tiến sẽ nhanh và xa hơn, chất lượng giáo dục hoàn thiện hơn.

1.5.2.2. Năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường

Xuyên suốt quá trình bồi đắp và phát triển văn hóa nhà trường thì năng lực quản lý và phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo là yếu tố vô cùng quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến việc quản lý phát triển văn hóa trong nhà trường.

Để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đã đề ra, toàn thể đội ngũ giáo viên cần thống nhất một hướng đi đúng đắn theo kế hoạch giáo dục cụ thể dưới sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, thực tiễn giáo dục đã chỉ ra rằng, với bản chất của hoạt động quản lý thì thách thức lớn nhất của quản lý là làm việc với con người và thông qua con người. Một đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản lý thật sự là phải biết cách khơi dậy và phát huy tối đa khả năng vốn có của từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, tạo cho họ niềm tin và cam kết trách nhiệm, lòng yêu thương và bao dung trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, phong cách lãnh đạo cũng cần đổi mới nhằm mang lại hiệu quả giáo dục đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Bộ máy lãnh đạo nhà trường được ví như một con thuyền lớn đang đưa những con thuyền nhỏ ra khơi, mà truyền trưởng với vai trò điều khiển chính là Hiệu trưởng. Tất cả các hoạt động trong nhà trường đều được tiến hành thông qua sự chỉ đạo của đội ngũ quản lý nhà trường, từ thấp đến cao, đòi hỏi người đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường phải là một tấm gương lớn, có tầm hiểu biết sâu rộng, có cái nhìn bao quát, nắm bắt và định hướng từng bước đi của quá trình giáo dục và đạo tạo nhân cách con người. Hiệu trưởng cũng giữ vai trò như một sợi dây vô hình, kết nối các thành viên trong Ban giám hiệu thành một đội ngũ đoàn kết, từ đội ngũ ấy sẽ có sức lan tỏa đến toàn thể cán bộ, nhân viên và học sinh trong nhà trường, tạo thành một khối đoàn kết đi lên khó lòng phá vỡ.

1.5.2.3. Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội

Cán bộ giáo viên chính là những người trực tiếp gắn kết và truyền đạt các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thắp sáng các giá trị và niềm tin cho các học sinh. Mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ nét về quản lý văn hóa nhà trường; thấy rõ về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý văn hóa nhà trường trong giai đoạn hiện nay; từ đó vạch ra những phương thức, con đường quản lý văn hóa nhà trường một cách phụ hợp và hiệu quả.

Gia đình là cái nôi, là nền tảng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, chính vì thế yếu tố gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với việc quản lý văn hóa nhà trường. Gia đình với nền tảng văn hóa là những chuẩn mực, nề nếp, những kiến thức được truyền từ ông bà, cha mẹ cho con cái sẽ thúc đẩy quá trình giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp nhận dễ dàng những kiến thức, những giá trị văn hóa có trong nhà trường.

Môi trường xã hội, như đã nhắc đến ở trên, là yếu tố khách quan có tác động sâu sắc tới quá trình quản lý phát triển văn hóa trong nhà trường. Và các tổ chức xã hội chính là những nhân tố chủ quan tác động trực tiếp. Khi học sinh được tham gia vào một hoặc nhiều các tổ chức xã hội hoặc chịu sự tác động của một hoặc nhiều các tổ chức xã hội lành mạnh, thì sẽ có cách ứng xử hài hòa trong cuộc sống cũng như trong nhà trường, hình thành một nhân cách tốt, một người con có ích cho gia đình và xã hội.

Tiểu kết chương 1

VHNT được hình thành và phát triển gắn với lịch sử hành thành và phát triển của mỗi nhà trường. Chính vì thế, mỗi nhà trường đều tồn tại văn hóa riêng, có đặc thù về bản chất và hình thức. Tập thể sư phạm nhà trường cần xác định được những đặc điểm này để có định hướng bảo tồn những tín hiệu tích cực của văn hóa nhà trường và có kế hoạch phát triển sao cho phù hợp và hiệu quả.

Từ việc xác định ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, cách thức của việc quản lý phát triển VHNT, chúng tôi nhận thấy rằng, VHNT là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, nhiều phương diện. Để quản lý phát triển VHNT, đây sẽ là cơ sở để xác định những định hướng đúng đắn dựa trên tình hình thực tế của mỗi nhà trường, đồng thời, những biện pháp đề ra xuất phát từ các yếu tố cấu thành VHNT cũng như thực tiễn tại nhà trường. Từ đó xác định, quản lý phát triển VHNT là một nội dung quan trọng và cần thiết để hướng tới sự phát triển bền vững, xây dựng kỹ cương, nề nếp nhằm có định hướng hành động cụ thể tạo nên tính thống nhất và đoàn kết cao trong nhà trường. Văn hóa nhà trường cao đẳng sư phạm là những giá trị được tích lũy theo thời gian, qua quá trình hoạt động và tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường, đó cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và tạo thương hiệu riêng cho mỗi nhà trường. Để quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng, đại học là một quá trình lâu dài, kiên trì và bền bỉ, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhà trường.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CẦN THƠ 2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng VHNT Cần Thơ

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ được thành lập năm 2017, là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đặt tại Thành phố Cần Thơ. Nhiệm vụ của trường là đào tạo lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật đặc thù, người học có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; bồi dưỡng cán bộ làm công tác Văn hóa thông tin, nghệ thuật, các giáo viên giảng dạy Âm nhạc và Mỹ thuật ở các trường phổ thông. Kể từ khi hình thành và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng quy mô, cơ cấu ngành nghề cung cấp cho thành phố Cần Thơ một đội ngũ đông đảo cán bộ Văn hóa, Nghệ thuật, giáo viên Âm nhạc – Mỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 60)