Phát triển bầu không khí trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 49 - 51)

Đối với nhà trường cao đẳng sư phạm, nhiệm vụ phát triển bầu không khí dân chủ, thân thiện được coi là nhiệm vụ cơ bản trong công tác của mình, và Ban giám hiệu nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng, giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ ấy.

Nhằm phát triển bầu không khí trong nhà trường Cao đẳng sư phạm cần thực hiện các hoạt động xây dựng và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các

thành viên trong nhà trường. Quan tâm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhà trường. Đảm bảo sự an toàn trong quá trình giảng dạy và học tập tại nhà trường. Cụ thể công việc như sau:

Đối với Hiệu trưởng:

 Phân tích, đánh giá thực trạng bầu không khí của nhà trường từ đó xây dựng được kế hoạch, giải pháp cụ thể cho việc phát triển bầu không khí trong nhà trường.

 Xây dựng kế hoạch phát triển bầu không khí trong nhà trường về mọi phương diện: Cơ cấu tổ chức, hợp lý, khoa học, có sự phân công cụ thể, rõ ràng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ giữa các bộ phận; Môi trường có tính kỷ luật và an toàn cao; Cải thiện và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học hiện đại; Khuyến khích sự tham gia của các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường như phụ huynh, các tổ chức cộng đồng.

 Xây dựng quy chế văn hóa dựa trên triết lý riêng của mình để khẳng định được phong cách riêng của nhà trường.

 Lãnh đạo nhà trường, hiệu trưởng cần phải là người có tầm nhìn và lôi kéo, thúc đẩy giáo viên tự nguyện, tự giác thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân được giao, từ đó mỗi cá nhân sẽ tự ý thức trách nhiệm của bản thân.

 Xây dựng môi trường văn hoá nhà trường lành mạnh, đoàn kết, thân thiện, yêu thương giúp đỡ, gắn bó để mọi người yêu thương và giúp đỡ nhau trong cuộc sống và trong công việc.

 Lãnh đạo nhà trường cần phải phát hiện, ngăn ngừa và giải quyết kịp thời tiêu cực và xung đột xảy ra trong nhà trường, để bầu không khí trong trường luôn lành mạnh và không có hiềm khích cá nhân giữa các thành viên trong trường.

 Thường xuyên tổ chức các hoạt động vào những dịp lễ để các thành viên có cơ hội hiểu nhau hơn.

 Tích cực xây dựng nhà trường theo định hướng “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

 Thường xuyên đôn đốc, theo dõi và đánh giá toàn bộ hoạt động của các cá nhân trong vấn đề phát triển bầu không khí tâm lý sư phạm tích cực. Từ đó có sự động viên, khích lệ cũng như điều chỉnh kịp thời để đạt được mục tiêu đã đề ra như mong muốn.

Đối với giảng viên

 Tích cực thực hiện những hành vi ứng xử theo quy chế văn hóa mà nhà trường đã đề ra;

 Nhắc nhở sinh viên thực hiện những quy chế văn hóa của nhà trường;

 Giúp cho sinh viên nhận rõ những trở ngại của sự thay đổi một cách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các em mạnh dạn từ bỏ thói quen cũ không tốt, chấp nhận vất vả để có sự thay đổi tích cực hơn.

 Tham gia đề xuất giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhà trường dưới góc độ của người dạy.

Đối với sinh viên

 Chủ động thực hiện nghiêm túc những hành vi ứng xử theo quy chế văn hóa mà nhà trường đã đề ra;

 Tham gia đề xuất giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai của nhà trường dưới góc độ của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ (Trang 49 - 51)