1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.3. Khái niệm về quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở
trường tiểu học
Quản lí đổi mới PPDH ở trường tiểu học là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của cán bộ quản lí (CBQL) đến cách thức làm việc của GV và HS nhằm làm cho hoạt động đổi mới PPDH đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lí đổi mới PPDH được đặt trong mối quan hệ với các thành tố khác như: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Phương tiện - Hình thức - Kết quả và được tiến hành đồng bộ với việc quản lí các thành tố đó.
Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức là những tác động của nhà quản lí trường học vào hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức được tiến hành bởi GV và HS cùng với sự hỗ trợ của những lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Đạo đức.
Từ đó, có thể hiểu: Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức là những tác động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể quản lí đến hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức làm thay đổi cách thức dạy của GV và cách thức học của HS để thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ dạy học môn Đạo đức ở tiểu học.
Chủ thể quản lí hoạt động đổi mới PPDH, bao gồm: Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ, GV ở các trường tiểu học. Chủ thể trực tiếp có vai trò quan trọng nhất là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn tác động đến đối tượng quản lí là hoạt động dạy giáo viên và hoạt động học Đạo đức của học sinh.
Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức là quá trình tổ chức, chỉ đạo của CBQL thực hiện các PPDH môn Đạo đức theo hướng tích cực trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của PPDH truyền thống kết hợp vận dụng linh hoạt các PPDH mới để tạo ra sự thay đổi trong cách dạy của GV và cách lĩnh hội kiến thức của HS. HS được phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo từ đó tạo ra những con người mới phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.