Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về mức độ tác động của các yếu tố khó khăn đến việc quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức
Nội dung
Điểm Trung
bình
ĐLC Xếp hạng
1. GV nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ, có GV nhận thức được nhưng không chịu đổi mới PPDH môn Đạo đức.
3,68 1,91 2
2. Năng lực thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo
đức của GV không đồng đều. 3,68 1,96 2
3. GV chưa vận dụng được các PPDH tích cực
vào môn Đạo đức. 3,65 1,05 3
4. GV chưa được bồi dưỡng đầy đủ và thường
xuyên về đổi mới PPDH môn Đạo đức. 3,64 1,08 4
5. Sĩ số học sinh trong lớp đông nên GV khó thực
Kết quả bảng 2.12 cho thấy đánh giá của CBQL về yếu tố sau (3,4 ≤ ĐTB < 4,2) có “ảnh hưởng nhiều” gây khó khăn gây khó khăn đến việc quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức.
Hạng (1) là: “Sĩ số học sinh trong lớp đông nên GV khó thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức” (ĐTB = 3,94). Đây là vấn đề nan giải và khó giải quyết vì trường lớp xây ra không đáp ứng được với sự tăng dân số cơ học. CBQL hiểu rõ rằng yếu tố khó khăn này không dễ dàng giải quyết ngay được.
Hạng (2) là: “Năng lực thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức của GV không đồng đều” (ĐTB = 3,68). CBQL đã nhìn thấy rõ thực tế hiện nay, năng lực đội ngũ GV đang là vấn đề cần được quan tâm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
Cùng xếp hạng (2) là yếu tố: “GV nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ, có GV nhận thức được nhưng không chịu đổi mới PPDH môn Đạo đức”. Về nhận thức, dù đã được tập huấn, được quán triệt nhưng có một bộ phận GV lớn tuổi còn bảo thủ cùng với thói quen cũ khó bỏ lấy người thầy làm trung tâm, cung cấp kiến thức, áp đặt một chiều. Những GV này chỉ dạy PPDH mới để đối phó khi có người dự giờ, thao giảng hoặc thi GV giỏi.
Hạng (3) là “GVchưa vận dụng được các PPDH tích cực vào môn Đạo đức” (ĐTB = 3,65). Thực tế, số đông GV còn mang nặng thói quen dạy theo lối truyền thống, bám vào tri thức có sẵn trong sách giáo khoa, không gắn với thực tiễn đời sống và đặc biệt là luôn cho mình là đúng. Do vậy, GV cần phải được quán triệt kĩ hơn về việc vận dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy. Bên cạnh đó, một số CBQL còn chưa quyết tâm đổi mới PPDH, chỉ hưởng ứng đổi mới theo phong trào nên kết quả đổi mới chưa cao.
Hạng (4) là yếu tố “GV chưa được bồi dưỡng đầy đủ và thường xuyên về đổi mới PPDH môn Đạo đức” với (ĐTB = 3,64). Hằng năm, Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục Đào tạo đều có những đợt bồi dưỡng cho GV, ngoài nội dung sách giáo khoa các trường cần tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức thông qua những sự kiện thời sự, tăng cường trải nghiệm, thực hành trong lớp học. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng này chưa được thực hiện đồng bộ ở tất cả đội ngũ GV.
Trao đổi với CBQL 2, ở các trường Nguyễn Thị Minh Khai, Quang trung, Lê Văn Thọ, Thuận Kiều đều có chung những khó khăn trong quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức như: Tâm lí ngại thay đổi, thói quen, sức ỳ lớn của một bộ phận GV, chưa có động lực đổi mới. Số GV khác chưa hiểu chưa đúng bản chất của các PPDH tích cực nên vận dụng máy móc; CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH nói chung và môn Đạo đức nói riêng còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.13. Đánh giá của GV về mức độ tác động của các yếu tố khó khăn đến việc quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức
Nội dung Điểm
Trung bình ĐCL Xếp hạng
1. GV nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ, có GV nhận thức được nhưng không chịu đổi mới PPDH môn Đạo đức.
3,55 0,85 2
2. Năng lực thực hiện đổi mới PPDH môn
Đạo đức của GV không đồng đều. 3,52 0,81 3
3. GV chưa vận dụng được các PPDH tích
cực vào môn Đạo đức. 3,5 0,88 4
4. GV chưa được bồi dưỡng đầy đủ và thường
xuyên về đổi mới PPDH môn Đạo đức. 3,5 0,87 4
5. Sĩ số học sinh trong lớp đông nên GV khó
thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức. 3,87 0,97 1
Kết quả bảng 2.13 cho thấy đánh giá của GV về yếu tố sau (3,4 ≤ ĐTB < 4,2) có “ảnh hưởng nhiều” gây khó khăn gây khó khăn đến việc quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức, xếp theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau:
“Sĩ số học sinh trong lớp đông nên GV khó thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức” (ĐTB = 3,87), xếp hạng (1). Số lượng HS đông trong lớp nên GV khó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, điều này là một khó khăn lớn cho GV.
Yếu tố “GV nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ, có GV nhận thức được nhưng không chịu đổi mới PPDH môn Đạo đức” (ĐTB = 3,55), xếp hạng (2). Có 88,9% GV cho rằng yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến việc quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức. Qua đó cho thấy nhận thức của GV về đổi mới PPDH cần phải trải qua một quá trình tuyên truyền, bồi dưỡng nhiều hơn nữa.
Về “Năng lực thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức của GV không đồng đều” có (ĐTB = 3,52), xếp hạng (3). Có 163/297 (54,9%) GV cho rằng năng lực của GV có ảnh hưởng nhiều đến rất nhiều tới quá trình đổi mới PPDH môn Đạo đức.
Yếu tố “GV chưa vận dụng được các PPDH tích cực vào môn Đạo đức” có (ĐTB = 3,5), xếp hạng (4). Có 165/297 (55,9%) GV cho rằng yếu tố này ảnh hưởng từ nhiều đến rất nhiều đến việc đổi mới PPDH môn Đạo đức. Đây là vấn đề mà BGH các trường phải thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở GV vận dụng các PPDH tích cực vào tiết học môn Đạo đức.
Yếu tố “GV chưa được bồi dưỡng đầy đủ và thường xuyên về đổi mới PPDH môn Đạo đức” với (ĐTB = 3,5), xếp hạng (4). Việc bồi dưỡng này chưa thật sự đồng bộ và chưa đi sâu vào những phương pháp đặc trưng môn Đạo đức.
Trao đổi với một số GV ở trường TQC, TK, QT, NTB phần lớn đều có chung ý kiến về khó khăn trong việc đổi mới PPDH môn Đạo đức là: CSVC còn thiếu thốn, sĩ số HS đông trong lớp. Đặc biệt, HS hòa nhập nhiều, do các em chơi game trên mạng xã hội quá nhiều, thiếu sự quan tâm của phụ huynh. Trình độ giáo viên không đồng đều, nguồn tài liệu môn Đạo đức còn ít, chưa thống nhất, đồng bộ. Việc quản lí sử dụng, bảo quản CSVC, TBDH chưa được chú ý nên thiếu, hỏng, không đồng bộ dẫn tới không hiệu quả. Cộng với tâm lí ỉ lại làm cho các GV thấy khó khăn khi thực hiện đổi mới PPDH. Cho nên, việc truyền tải kiến thức môn Đạo đức hiện nay chưa đạt hiệu quả cao.
Như vậy có thể thấy kết quả đánh giá của CBQL và GV về yếu tố khó khăn ở trên ảnh hưởng nhiều đến việc quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức, Kết quả đánh giá của CBQL và GV khá tương đồng với nhau.
2.6. Đánh giá thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
2.6.1. Những mặt mạnh
Sau khi khảo sát thực trạng quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức, chúng tôi nhận thấy CBQL và GV tại 10 trường tiểu học trên địa bàn Quận 12 đều đã được triển khai và thực hiện các văn bản, qui định về quản lí đổi mới PPDH.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới PPGD môn Đạo đức được CBQL và GV quan tâm và thực hiện.
Việc tiến hành đổi mới PPDH môn Đạo đức trong các trường đều được thực hiện.
Việc khai thác CSVC, TBDH, những điều kiện hỗ trợ cho dạy học bước đầu có kết quả khả quan, có sự chuyển biến trong quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.6.2. Những hạn chế
Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn còn phụ thuộc nhiều vào chỉ đạo của cấp trên. CBQL tại trường chưa chủ động, linh hoạt trong vấn đề này.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức chưa có tính khả thi cao.
Giáo viên còn ngại đổi mới PPDH, chưa thật sự đổi mới cách soạn bài, thiết kế bài học theo hướng tích cực.
Việc tiến hành đổi mới PPDH môn Đạo đức còn mang tính hình thức, nên việc đổi mới PPDH chưa đạt hiệu quả cao.
2.6.3. Nguyên nhân
Mặt mạnh:
CBQL các trường nắm chắc các văn bản qui định về quản lí đổi mới PPDH và áp dụng linh hoạt vào điều kiện của trường mình.
CBQL có năng lực lãnh đạo. Hạn chế:
Sĩ số học sinh trong lớp quá đông trên 50 em/1 lớp. Tỉ lệ học sinh học 2 buổi thấp, cho nên việc áp dụng các PPDH tích cực hạn chế, khó thực hiện.
Việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức còn chung chung, chưa cụ thể, chưa khoa học.
CSVC, TBDH và các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Đạo đức còn thiếu thốn và bất cập.
Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiểu kết chương 2
Nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy CBQL và GV có nhận thức đúng về mục đích và định hướng đổi mới PPDH môn Đạo đức. Tuy nhiên, quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học còn những hạn chế.
Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực và kĩ năng sử dụng PP dạy học tích cực chưa có chất lượng. Một bộ phận GV còn ngại thay đổi, chưa năng động trong đổi mới PPDH môn Đạo đức.
Về việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức được các trường thực hiện “thường xuyên” và kết quả thực hiện là “tốt”. Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức ở mức “tốt”. Tuy nhiên, việc triển khai thiếu sâu sát nên kết quả vẫn chưa đạt theo yêu cầu mong muốn.
Về kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức được thực hiện ở mức “thường xuyên” và kết quả mức “tốt”. Nhưng việc giám sát chưa chặt chẽ nên hiệu quả đổi mới chưa cao.
Một yếu tố quan trọng có tác động nhiều đến việc đổi mới PPDH môn Đạo đức là CSCV và TBDH. Phòng học thiếu, lớp học có sĩ số HS đông, TBDH chưa đồng bộ nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc đổi mới PPDH môn Đạo đức.
Kết quả nghiên cứu thực trạng về quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12 là căn cứ thực tế để tác giả đề xuất các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 3.1.1. Cơ sở pháp lí 3.1.1. Cơ sở pháp lí
Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020;
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2014 của chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo giáo dục phổ thông.
Chỉ thị số 07/CT-UBND về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2018 – 2019 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng về công tác quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12 trong chương 1 và chương 2, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức đều phải có tính đồng bộ, quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các CBQL như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và tổ phó các tổ khối 1, 2, 3, 4, 5. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động đội ngũ GV, HS, môi trường dạy học.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của từng đơn vị trường học. Những biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức phải phù hợp với thực trạng đội ngũ, tình hình địa phương, trình độ của HS thì mới đem lại hiệu lực, hiệu quả cao.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế và đặc điểm của các trường tiểu học tại Quận 12 và phải đảm bảo mục tiêu dạy học mà Bộ Giáo dục đã qui định. Áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính khả thi đòi hỏi khi đề xuất biện pháp quản lí đổi mới môn Đạo đức phải có sự đồng thuận trong tập thể sư phạm. Sự đồng thuận sẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức đạt hiệu quả cao hơn.
3.3. Các biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học trường tiểu học
3.3.1. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên về đổi mới PPDH môn Đạo đức đổi mới PPDH môn Đạo đức
* Mục tiêu của biện pháp
Bồi dưỡng cho GV về PPDH môn Đạo đức theo định hướng đổi mới nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho đội ngũ để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Tác động đến GV, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH môn Đạo đức, để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức. Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng GV được củng cố kiến thức chuyên môn, biết cách vận dụng đổi mới PPDH môn Đạo đức trong dạy học với các kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng xu thế hiện nay của xã hội.
* Nội dung của biện pháp
Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, GV phù hợp với bối cảnh hiện nay như: Bồi dưỡng việc đổi mới PP, tăng hiệu quả giờ học qua việc tích cực sử dụng TBDH, bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho GV; bồi dưỡng đổi mới PP, phương thức đánh giá HS.
Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV là một công tác hết sức cần thiết. Đội ngũ GV là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ GV là yếu tố