3.3. Các biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở các
3.3.4. Biện pháp tăng cường các hình thức kiểm tra, đánh giá thực hiện đổ
mới phương pháp dạy học môn Đạo đức
* Mục tiêu của biện pháp
Để biết được kết quả thực tế việc thực hiện kế hoạch đã triển khai thì người quản lí cần kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện theo từng giai đoạn của việc đổi mới PPDH môn Đạo đức. Việc kiểm tra là cơ sở để đánh giá kết quả giáo dục trong nhà trường, kết quả dạy học môn Đạo đức. Từ đó, giúp CBQL phát hiện và điều chỉnh kịp thời những hạn chế, đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. CBQL kịp thời tuyên dương khen thưởng những bộ phận, cá nhân thực hiện tốt việc đổi mới PPDH môn Đạo đức, chấn chỉnh những bộ phận, cá nhân thực hiện chưa tốt.
Giúp CBQL phát hiện những ưu điểm, nhược điểm trong công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, có cái nhìn đúng đắn về chất lượng đội ngũ GV trong trường để từ đó có kế hoạch và chủ động bồi dưỡng cho GV, có biện pháp tháo gỡ
những hạn chế trong quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học.
* Nội dung của biện pháp
Để kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức đạt hiệu quả, CBQL cần xây dựng rất nhiều tiêu chí như: xếp loại thi đua của từng tổ khối, xếp loại GV, đánh giá kết quả học tập của HS. Nhưng vấn đề được quan tâm hơn cả là thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS. CBQL cần đánh giá, rút kinh nghiệm những việc đã làm và chưa làm được là việc làm cần thiết và đánh giá phải đảm bảo sự công bằng và khách quan. Những nội dung cần thực hiện là:
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức (đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá).
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức thống nhất, phù hợp với tình hình nhà trường.
- Phổ biến các tiêu chí đánh giá cho GV nắm.
- Kiểm tra, giám sát GV trong việc thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức. - Công bố kết quả kiểm tra, có nhận xét, rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức.
* Cách thức thực hiện
- Thành lập ban kiểm tra đánh giá, phân công nhân sự kiểm tra đánh giá. Kiểm tra, phân tích hồ toàn bộ hồ sơ sổ sách của GV và tài liệu của các bộ phận liên quan. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn gồm: kế hoạch dạy học môn Đạo đức, giáo án, sổ dự giờ, sổ họp chuyên môn, sổ chủ nhiệm. Tài liệu hồ sơ là nguồn thông tin quan trọng, nó phản ánh những hoạt động chuẩn bị của GV cho giảng dạy và giáo dục. Ngoài ra, kiểm tra, đánh giá năng lực thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức bằng hình thức dự giờ, phân tích giờ dạy của GV, kiểm tra việc chuẩn bị bài, cách sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, kỹ năng sư phạm của GV và hiệu quả của tiết dạy (HS có được chủ động học tập, hứng thú học, khả năng tiếp thu, sự hợp tác…)
- CBQL họp bàn, thảo luận cùng xây dựng các tiêu chí đánh giá thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức có thang điểm rõ ràng phù hợp với tình hình của nhà trường và đảm bảo các tiêu chí khách quan, công bằng và độ tin cậy cao.
- Trong các buổi họp hội đồng sư phạm, hoặc họp chuyên môn phổ biến các tiêu chí đánh giá về thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức cho GV nắm.
- CBQL kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, mức độ phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận để kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức đạt được mục tiêu đề ra. Cần tăng cường sự giám sát giữa các GV với nhau để hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức đạt kết quả tốt hơn.
- Công bố kế hoạch kiểm tra, giám sát cho toàn bộ GV nắm được, cùng theo dõi để thực hiện. Ngoài xây dựng kế hoạch kiểm tra định kì, còn tiến hành kiểm tra đột xuất theo yêu cầu, tình hình cụ thể.
- Nhà quản lí cần hướng dẫn cách thức kiểm tra, đánh giá và tiến hành kiểm tra, đánh giá theo đúng kế hoạch.
- Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho GV thông suốt việc kiểm tra, giám sát chuyên môn là việc là thường xuyên; phát động được tinh thần tự nguyện tự giác, trung thực của họ để sẵn sàng hợp tác toàn diện trong các đợt kiểm tra.
- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá, có biên bản, có ghi chép, tổng hợp, báo cáo. Phải có đánh giá xếp loại nhận xét ưu khuyết điểm chính mình, thông báo trước hội đồng biết về kết quả kiểm tra tiến hành khen thưởng những việc thực hiện tốt, phê bình rút kinh nghiệm những việc chưa tốt.
- Đề ra các biện pháp điều chỉnh những sai sót trong quá trình kiểm tra, đánh giá
3.3.5. Biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học