Quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Đạo đức bao gồm:
- BGH huy động các nguồn lực để trang bị, bổ sung, sửa chữa CSVC và TBDH.
- BGH nhắc nhở, đôn đốc GV tích cực sử dụng TBDH có hiệu quả để thực hiện tốt hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức.
- BGH tạo sự phối hợp giữa các thành viên trong nhà trường để thực hiện tốt đổi mới PPDH môn Đạo đức.
- BGH tổ chức các phong trào thi đua về việc thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức Đạo đức
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.”
Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện và chỉ đạo đổi mới PPDH bằng các hình thức như: Tổ chức hội thảo, tổ chức bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ GV cốt cán, tổ chức tập huấn, chuyên đề; triển khai tập huấn cho GV tiểu học việc “đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các trường đổi mới giáo dục đạo đức cho HS “Ngoài nội dung sách giáo khoa, nhà trường cần tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức thông qua những sự kiện thời sự xảy ra trong nước và trên thế giới, định hướng và khơi gợi cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc” (Sở GD-ĐT TP.HCM- văn bản hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn bậc tiểu học năm học 2017- 2018).
Về phía nhà trường, BGH luôn tạo điều kiện hỗ trợ CSVC và phương tiện dạy học đáp ứng đổi mới PPDH môn Đạo đức. Quản lí khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC và phương tiện dạy học, tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh thực hiện đổi
mới. TBDH phù hợp với chương trình, đáp ứng yêu cầu quá trình dạy học môn Đạo đức.
Về phía gia đình và cộng đồng xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ học tập của HS, gia đình tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho việc học tập của HS sẽ là động cơ để các em học tập tốt. Nhà trường cần quán triệt mục tiêu đổi mới PPDH môn Đạo đức đến phụ huynh để từ đó vận động phụ huynh HS hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, truyền thống và các giá trị văn hóa của địa phương có tác động tích cực đến việc đổi mới PPDH môn Đạo đức, đưa chất lượng giáo dục của nhà trường đi lên.
Những yếu tố về văn hóa, kinh tế, xã hội, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến đổi mới PPDH môn Đạo đức. Phụ huynh rất nhiều thành phần, cách dạy con khác nhau, có gia đình rất nuông chiều con, có gia đình không quan tâm dạy dỗ con, phó mặc cho nhà trường. Mặt khác, sự tác động rất lớn của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, …ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy đạo đức cho HS. Người quản lí cần hiểu rõ những đặc điểm của địa phương và chính sách của nơi đó để khai thác thế mạnh, hạn chế những khó khăn, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền sở tại và gia đình để tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
CBQL có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới. Đổi mới PPDH môn Đạo đức có thành công hay không đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, năng lực quản lí của hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người hoạch định chiến lược phát triển, điều hành nhà trường, tác động đến các thành viên trong tổ chức để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Hiệu trưởng phải có tầm nhìn xa, trông rộng, có trình độ hiểu biết về lí luận dạy học thì sẽ giúp cho nhà trường vượt qua những trở ngại trong quá trình đổi mới PPDH.
Đổi mới PPDH nói chung và môn Đạo đức nói riêng còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, tâm lí và năng lực của đội ngũ GV. Bản thân mỗi GV phải nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Vai trò của người thầy trong đổi mới PPDH là hướng dẫn và thúc đẩy việc học tập của HS. Vì vậy, yêu cầu
đặt ra người GV phải là người có tri thức chuyên môn sâu rộng, nghiệp vụ vững vàng, biết ứng xử tinh tế, biết định hướng sự phát triển của HS theo mục tiêu giáo dục đào tạo nhưng cũng phải đảm bảo sự tự do của HS trong hoạt động nhận thức. Ngoài ra GV phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới. Đặc biệt, GV phải là người có tư cách đạo đức chuẩn mực để HS noi theo.
Thực tế đang diễn ra ở các trường tiểu học nhiều GV ngại khó khăn, ngại thay đổi. Vì vậy việc đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học chưa đạt hiệu quả cao.
Tiểu kết chương 1
Đổi mới giáo dục và dạy học là tất yếu và cấp bách để giáo dục thực sự đi trước, đón đầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, chống lại sự tụt hậu, thực hiện vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục-đào tạo. Do đó, quản lí đổi mới PPDH nói chung và quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức nói riêng là vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Đổi mới PPDH môn Đạo đức là đổi mới cách thức, phương tiện và hình thức triển khai PPDH môn Đạo đức từ cách dạy thụ động sang cách dạy học tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Đạo đức nhằm xây dựng ý thức đạo đức gồm tri thức và niềm tin đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức và hình thành những hành vi, thói quen đạo đức cho HS. Trên cơ sở đó, hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức quan trọng của người công dân Việt Nam.
Trong chương 1, tác giả hệ thống hóa quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức gồm: - Lập kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức.
Đây là cơ sở lí luận để tác giả khảo sát thực trạng quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức ở chương 2.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 12,