3.3. Các biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở các
3.3.1. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các CBQL như hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và tổ phó các tổ khối 1, 2, 3, 4, 5. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động đội ngũ GV, HS, môi trường dạy học.
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tình hình của từng đơn vị trường học. Những biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức phải phù hợp với thực trạng đội ngũ, tình hình địa phương, trình độ của HS thì mới đem lại hiệu lực, hiệu quả cao.
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế và đặc điểm của các trường tiểu học tại Quận 12 và phải đảm bảo mục tiêu dạy học mà Bộ Giáo dục đã qui định. Áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính khả thi đòi hỏi khi đề xuất biện pháp quản lí đổi mới môn Đạo đức phải có sự đồng thuận trong tập thể sư phạm. Sự đồng thuận sẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức đạt hiệu quả cao hơn.
3.3. Các biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học trường tiểu học
3.3.1. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên về đổi mới PPDH môn Đạo đức đổi mới PPDH môn Đạo đức
* Mục tiêu của biện pháp
Bồi dưỡng cho GV về PPDH môn Đạo đức theo định hướng đổi mới nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho đội ngũ để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Tác động đến GV, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH môn Đạo đức, để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức. Thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng GV được củng cố kiến thức chuyên môn, biết cách vận dụng đổi mới PPDH môn Đạo đức trong dạy học với các kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng xu thế hiện nay của xã hội.
* Nội dung của biện pháp
Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, GV phù hợp với bối cảnh hiện nay như: Bồi dưỡng việc đổi mới PP, tăng hiệu quả giờ học qua việc tích cực sử dụng TBDH, bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho GV; bồi dưỡng đổi mới PP, phương thức đánh giá HS.
Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV là một công tác hết sức cần thiết. Đội ngũ GV là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ GV là yếu tố quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường.
Để công tác bồi dưỡng GV đạt kết quả cao thì BGH cần phải chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch phải được thiết kế cụ thể về nội dung như: Các PP dạy học tích cực phù hợp với môn Đạo đức; Các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt cụm chuyên môn; GV tự học, tự tìm hiểu qua tài liệu, thông qua các tiết thao giảng, tiết giáo viên giỏi, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp.
Ban giám hiệu tăng cường dự giờ đóng góp ý kiến cho GV về đổi mới PPDH
môn Đạo đức. CBQL nhận xét tư vấn cho GV về những ưu điểm, hạn chế của giờ
dạy, rút ra kinh nghiệm, tự bồi dưỡng nhằm hoàn thiện năng lực chuyên môn, nâng cao hiệu quả giảng dạy; qua đó thúc đẩy tạo động cơ cho GV phấn đấu. CBQL cần quy định rõ số tiết dự giờ đối với mỗi GV trong từng học kì, việc tổ chức dự giờ có yêu cầu rõ ràng về nội dung và PP. Tăng cường việc dự giờ đột xuất, dự giờ có báo trước, dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH môn Đạo đức. Sau mỗi lần dự giờ có nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm. CBQL cần tổ chức tốt lực lượng tham gia dự giờ, khai thác được cao nhất năng lực của từng người và tạo điều kiện để giúp đỡ nhau về chuyên môn, nhằm đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức.
BGH tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn để trao đổi về đổi mới PPDH môn
Đạo đức. BGH tổ chức chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn về nội dung sinh hoạt
trong tổ; nghiên cứu từng phần, từng nội dung chương trình môn Đạo đức của mỗi khối lớp. Xây dựng tiết dạy, đại diện một GV thực hiện dạy theo tiết mà tổ khối đã xây dựng, dạy xong các GV trong tổ họp, rút kinh nghiệm. GV trong khối thống nhất,
chọn và vận dụng những PPDH phù hợp nhất cho tiết học. Trên cơ sở đó phát huy những mặt ưu, khắc phục những mặt hạn chế. Duy trì chế độ thăm lớp, dự giờ thao giảng, tổ chức các hội thi tiết tốt để từ đó thể hiện năng lực và tay nghề của GV.
Tuyên truyền, vận động GV tìm hiểu và thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức
thông qua họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng. CBQL cần tích
cực tuyên truyền, giải thích làm cho đội ngũ GV hiểu và thấy rõ tầm quan trọng của mình đối với chất lượng giảng dạy môn Đạo đức. Từ đó, mỗi GV có ý thức trong việc tự phấn đấu hoàn thiện năng lực chuyên môn của bản thân và tích cực thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức, đáp ứng yêu cầu của chất lượng dạy học. Ngoài ra, BGH tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề Đạo đức chuyên sâu về nội dung kiến thức, cải tiến PP dạy của từng thể loại hoặc từng bài.
* Cách thức thực hiện
CBQL chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao năng lực chuyên môn của GV thông qua sinh hoạt chuyên môn (trường, tổ); qua hoạt động dự giờ, đánh giá tiết dạy; thông qua hội giảng, hội thảo (sinh hoạt) chuyên đề chuyên môn,... gắn với kiến thức, tài liệu đổi mới PPDH môn Đạo đức.
Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ GV tiểu học bao gồm: nâng chuẩn trình độ chuyên môn, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức đưa GV đi học các lớp nghiệp vụ nâng chuẩn, khuyến khích GV tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức, trình độ xã hội về đổi mới giáo dục đạo đức cho HS.
CBQL khi xây dựng thang điểm thi đua hàng năm cần đưa tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ vào đánh giá viên chức nhằm khuyến khích GV tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
CBQL phân công GV có kinh nghiệm, năng lực vững vàng giúp đỡ GV mới, GV ít kinh nghiệm.
CBQL chỉ đạo GV xây dựng chương trình, lập kế hoạch bồi dưỡng giảng dạy môn Đạo đức cho phù hợp với từng đối tượng HS, chủ yếu rèn luyện các kĩ năng xác định nhu cầu, kĩ năng lựa chọn sắp xếp nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu dạy
học, kĩ năng tìm hình thức tổ chức dạy học, PP, phương tiện dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học.
Động viên tinh thần, trách nhiệm của CBQL và GV thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL cần nắm được điểm mạnh, mặt hạn chế của từng GV, từ đó có kế hoạch phân công GV tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng hợp lí.
Tập thể sư phạm cần có sự đồng thuận, nhất quán về nhận thức và chỉ đạo quản lí tập huấn, bồi dưỡng GV.
CBQL cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như điều kiện vật chất cho GV trong việc bồi dưỡng GV nhằm đưa việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đạt kết quả cao.
Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV cần phải rõ ràng, chương trình hành động cụ thể, có hướng dẫn các bộ phận và cá nhân cùng thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu trưởng cần tổ chức các nguồn lực để xây dựng CSVC thư viện có chất lượng, bổ sung các thiết bị dạy học như: sách tham khảo, sách nâng cao về môn Đạo đức. Tạo điều kiện cho GV tiếp cận sách báo, tài liệu, tạp chí về đổi mới PPDH môn Đạo đức.