Các phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức ở các trường tiểu học quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 41)

1.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở trường tiểu học

1.3.3. Các phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng đổi mới

PPDH môn Đạo đức ở tiểu học là cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa GV và HS dưới tác động của GV, với vai trò tích cực, tự giác của HS nhằm

chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện thái độ và kĩ năng hành vi đạo đức theo nhiều cách thức khác nhau.

Hà Nhật Thăng và Nguyễn Phương Lan (2006) đã nêu: “Với một phương pháp tốt, một tài năng vừa phải, có thể làm được nhiều việc. Còn đối với phương pháp không tốt thì ngay cả thiên tài cũng sẽ không làm được gì và cũng không có thành tựu gì có giá trị và chính xác” (I. V. Páp-lốp).

* Phương pháp động não

Động não là PPDH hiện đại, động não là kĩ thuật giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó, được trình bày một cách ngắn gọn. PP động não phù hợp với khả năng nhận thức của HS ở lớp 1, 2 và HS lớp 3. PP động não có tác dụng tạo cho HS hình thành tinh thần hợp tác trong học tập, tạo cơ hội cho HS đều được tham gia vào hoạt động học tập. PP động não có thể dùng để lí giải bất kì một vấn đề đạo đức nào. Song đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế cuộc sống của HS. Tất cả các ý kiến của HS đều được GV hoan nghênh, chấp nhận, không phê phán, nhận định đúng, sai. Cuối cùng, GV nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả HS.

Sử dụng PP động não sẽ tạo được hứng thú và kích thích tư duy sáng tạo của HS, các em có nhiều cơ hội và được khuyến khích phát biểu ý kiến, từ đó tìm ra nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề về đạo đức trong cuộc sống.

* Phương pháp kể chuyện

Kể chuyện là PP truyền thống, là PP dùng lời để thuật lại truyện kể đạo đức giúp HS nắm được nội dung rồi từ đó rút ra bài học đạo đức.

Trong truyện có một số nhân vật cần phải giải quyết một số tình huống đạo đức. Cách ứng xử của nhân vật sẽ dẫn đến kết quả hay hậu quả nhất định theo luật nhân quả. Nếu kết quả xảy ra là những điều tốt đẹp thì HS rút ra bài học cần phải noi theo hay học tập theo. Nếu đó là hậu quả tiêu cực, là những điều xấu, có hại thì bài học rút ra HS cần phải tránh những hành vi hoặc việc làm đó.

Kể chuyện là PP vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học đòi hỏi phải trung thực với nội dung cốt truyện nhằm cung cấp cho HS biểu tượng

hành vi đạo đức, từ đó giáo dục mẫu hành vi cho các em. Tính nghệ thuật đòi hỏi phải hình thành xúc cảm đạo đức cho HS, lời kể phải diễn cảm, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt và thái độ. Đó chính là một nghệ thuật của giáo dục đạo đức, có tác dụng giáo dục HS rất lớn. Những câu chuyện hấp dẫn có thể gây ra cho HS những ấn tượng mạnh mẽ, xúc cảm sâu sắc, tác động mạnh đến hành vi của các em và có thể các em ghi nhớ suốt đời.

Để phát huy tính tích cực của HS, GV cần kết hợp PP kể chuyện với PP đàm thoại, hoặc thảo luận nhóm nêu câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện để giúp HS nắm vững biểu tượng và chuẩn mực hành vi đạo đức.

* Phương pháp đàm thoại

Đàm thoại là PP truyền thống, là PP tổ chức trò chuyện giữa thầy với trò hoặc giữa trò với trò về một chủ đề đạo đức dựa trên một hệ thống câu hỏi, nhằm hướng dẫn HS đi đến chuẩn mực đạo đức mà các em cần nắm và thực hiện.

PP này chủ yếu được sử dụng ở tiết 1 sau PP kể chuyện, nhằm giúp HS phân tích truyện kể, nắm được đầy đủ nội dung, phát hiện chính xác các tình huống trong truyện, đồng thời chỉ ra các hành vi ứng xử của các nhân vật trong các tình huống đó và kết quả tương ứng. Từ đó, HS rút ra kết luận và chuẩn mực hành vi cần thực hiện.

Trong đàm thoại GV chỉ nêu câu hỏi, không nói nhiều, không trả lời thay cho HS. Đối với những câu hỏi mà HS không trả lời được thì GV nêu những câu hỏi gợi ý, nếu HS trả lời không đầy đủ thì đề nghị HS khác bổ sung.

PP đàm thoại giúp HS phát huy vốn kinh nghiệm đạo đức đã có, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của thầy, của bạn, tiếp thu bài học một cách tích cực, chủ động, tránh được xu hướng lí thuyết khô khan, áp đặt, nặng nề.

Hiệu quả đàm thoại trong giờ Đạo đức phụ thuộc phần lớn vào câu hỏi đàm thoại. Các câu hỏi phải chuẩn bị trước, sắp xếp hợp lí, có hệ thống nhằm dẫn dắt HS từ câu chuyện kể, từ cách ứng xử trong mọi tình huống cụ thể, riêng lẻ đến chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần nắm và thực hiện một cách thoải mái, tự nhiên. Từ đó làm khơi dậy ở HS những xúc cảm đạo đức tích cực, tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, chuẩn mực và có ham muốn hành động theo chuẩn mực.

PP đàm thoại phải được sử dụng kết hợp hài hòa với các PP khác như kể chuyện, đóng vai, quan sát, sẽ tạo cho HS tích cực hoạt động, lớp học sẽ sôi nổi, hào hứng.

* Phương pháp đóng vai

Đóng vai là PP dạy học hiện đại, là PP tổ chức cho HS thực hành một số hành vi ứng xử nào đó trong một tình huống giả định và trong môi trường an toàn.

HS được thực hành những kĩ năng ứng xử trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. PP này gây hứng thú và chú ý cho HS, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của HS và khích lệ các em thay đổi thái độ, hành vi theo hướng tích cực. PP đóng vai được áp dụng có thể thấy ngay tác động hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của HS qua các vai diễn. GV khi dùng PP này cần chú ý đến tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, lứa tuổi, trình độ HS, điều kiện, hoàn cảnh lớp học.

PP đóng vai truyền thụ được chuẩn mực đạo đức một cách sinh động, thực tế và thu hút được sự chú ý, tập trung của HS, tạo sự gắn bó, phối hợp giữa HS với HS, làm cho HS tích cực hoạt động và biết tự đánh giá lẫn nhau.

* Phương pháp trò chơi

Trò chơi là PP dạy học hiện đại, PP này tổ chức cho HS thực hiện những hành động, những thái độ, những việc làm phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.

Vui chơi có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của trẻ, có ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi, trẻ được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và hình thành nhiều phẩm chất đạo đức tốt và hành vi đạo đức đúng, chuẩn mực. Đây là PP dạy học quan trọng, vừa giáo dục hành vi đạo đức cho HS, vừa kích thích hứng thú học tập của các em.

HS được luyện tập những kĩ năng, những thao tác hành vi đạo đức giúp các em thể hiện được hành vi một cách đúng đắn, tự nhiên. Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm một cách tự nhiên, hào hứng những hành vi đạo đức đã học. Từ đó, hình thành ở HS niềm tin về những chuẩn mực hành vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. HS được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. Các em được hình

thành năng lực quan sát qua trò chơi, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

PP trò chơi làm cho việc luyện tập hành vi đạo đức được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, hào hứng. HS được lôi cuốn vào quá trình rèn luyện một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm.

PP trò chơi làm tăng cường khả năng chú ý của HS, nâng cao hứng thú, giảm căng thẳng, mệt mỏi trong giờ học. HS tiếp thu chuẩn mực đạo đức dễ dàng, tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa GV với HS. PP này rất phù hợp với HS lớp 1, 2 và 3.

* Phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là PPDH hiện đại. PP thảo này tổ chức cho HS trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ để đưa ra ý kiến chung của nhóm về giải quyết vấn đề liên quan đến bài học đạo đức.

PP thảo luận nhóm làm cho kiến thức của HS giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng thêm tính khách quan khoa học. Kiến thức của HS trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ, nhớ nhanh hơn do thời gian giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Rèn luyện cho HS một số kĩ năng như biết lắng nghe, phê phán, tự nhận thức, xác định giá trị, từ đó trẻ dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. HS được bày tỏ nhiều ý kiến và tự tin hơn. Vì vậy, PP thảo luận nhóm được vận dụng rộng trong quá trình dạy học ở tiểu học. PP thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức thường được tổ chức vào tiết thứ 2.

* Phương pháp dự án

Phương pháp dự án là PPDH hiện đại, PP này HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kết quả.

Ở PP này HS có điều kiện thực hành ngay những kiến thức đã học, các em có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng như: giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu. HS hoàn toàn chủ động tích cực trong việc lập kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp, xử lí thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra. GV khi nghiệm thu kết

quả và đánh giá đề án cần dựa trên sự cố gắng của HS. Cần khuyến khích, nêu gương những HS cố gắng, nỗ lực hoàn thành đề án của mình.

PP dự án kích thích động cơ, hứng thú học tập cho HS. HS được phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; kĩ năng hợp tác; năng lực tự đánh giá. Qua đó, HS có cơ hội rèn luyện kĩ năng sống như: ra quyết định, giải quyết vấn đề…

Như vậy, các PPDH nêu trên được vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ của môn đạo đức về giáo dục ý thức, hình thành thái độ, tình cảm và rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức. Thực tế cho thấy, không có PP nào có thể giải quyết được đủ các nhiệm vụ trên. Vì vậy, để giải quyết các nhiệm vụ và đạt được những mục tiêu tương ứng thì cần vận dụng phối hợp các PP với nhau, không nên cường điệu hóa một PP nào. Dạy môn Đạo đức đạt hiệu quả cao khi HS hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Việc lựa chọn các PP khi dạy học một tiết, một bài đạo đức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tính chất của bài đạo đức, khả năng của HS, các phương tiện dạy học hiện có, các điều kiện khách quan,…Tuy nhiên, ở từng tiết GV có thể sử dụng các PP phối hợp với nhau.

Ở tiết 1 phần lí thuyết GV lựa chọn sử dụng phối hợp các PP như: PP kể chuyện, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm, PP trò chơi…

Tiết 2 thực hành, GV cần lựa chọn và sử dụng phối hợp các PP như: thảo luận nhóm, trò chơi…

Nhiệm vụ cơ bản của tiết 1 nhằm hình thành tri thức về bài học đạo đức cho HS. Nhiệm vụ tiết 2 hình thành cho HS kĩ năng và hành vi, những PP được vận dụng trog cả 2 tiết là PP thảo luận nhóm, PP trò chơi.

1.4. Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học 1.4.1. Lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức ở các trường tiểu học quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)