Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức ở các trường tiểu học quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 36)

1.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở trường tiểu học

1.3.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở tiểu học

Luật Giáo dục (2009) đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục, 2009).

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ -TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.

Giáo dục tiểu học đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của trẻ em, hướng vào mục tiêu chung là đào tạo đội ngũ người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với yêu cầu hội nhập hiện nay. Đổi mới PPDH là xu thế tất yếu trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, HS được phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập để chiếm lĩnh tri thức mới. Điều này đòi hỏi người thầy phải thay đổi cách dạy, HS phải thay đổi cách học từ tiếp thu kiến thức thụ động từ thầy sang phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

* Định hướng chung

Sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra những khả năng và điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Vì thế, việc sử dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào dạy học sẽ làm thay đổi quá trình dạy học và hiệu quả của PPDH. Bên cạnh đó, PPDH truyền thống vẫn đang được thực hiện trong các tiết dạy của GV hiện nay, nhưng nếu các PP này vẫn được tiến hành theo cách dạy cũ thì sẽ kém hiệu quả, nên phải khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm của các PPDH truyền thống. Vì vậy, đổi mới PPDH môn Đạo đức là đổi mới cách thức tiến hành các PPDH môn Đạo đức, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai PPDH môn Đạo đức trên cơ sở vận dụng ưu điểm của PPDH truyền thống và vận dụng linh hoạt một số PPDH mới để làm sao phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.

Đổi mới PPDH môn Đạo đức cần phải được thực hiện đồng bộ với tất cả các nhân tố trong hoạt động dạy học. Đối với GV thì đổi mới PPDH bao gồm: Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy môn Đạo đức; đổi mới PPDH trên lớp; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Đổi mới PPDH môn Đạo đức đối với HS là đổi mới PP học tập. Đặc biệt, đổi mới PPDH môn Đạo đức cần được sự quan tâm, tổ chức, lãnh đạo, hỗ trợ của các cấp quản lí giáo dục.

Hiện nay, xu thế đổi mới PPDH môn Đạo đức là: * Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS

GV tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, tự thể hiện thái độ, tình cảm và thực hiện được hành vi đạo đức trong cuộc sống của mình. GV đã chú trọng phát huy độc lập, chủ động, tích cực hoạt động của học sinh như hợp tác, học độc lập, góp phần tích cực hóa học tập của người học. Chuyển vai trò trung tâm của hoạt động dạy học từ thầy sang trò. Tri thức HS được mở rộng, phong phú có được từ nhiều nguồn: GV, bạn bè, sách vở, thông tin đại chúng, thực tiễn và sự tích lũy cá nhân.

PPDH tích cực là thầy thiết kế hoạt động, định hướng, tổ chức, dẫn dắt, chỉ đạo trò hoạt động và sáng tạo hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. Thầy là trọng tài, cố vấn cho trò tự đánh giá. Môi trường sư phạm cởi mở, thân thiện, phạm vi giao tiếp mở rộng: Thầy - Trò; Trò - Trò; Thầy, Trò - Xã hội. Thầy dạy cái HS cần, dạy PP chiếm lĩnh kiến thức, tích cực hóa hoạt động học tập của trò. Trò là trung tâm của hoạt động- chủ thể của nhận thức. Vì vậy, đổi mới PPDH nói chung và môn Đạo đức nói riêng theo hướng dạy học tích cực có những yêu cầu đặc trưng cơ bản mà tác giả Trần Bá Hoành (2006) đã đưa ra như sau:

- Dạy học Đạo đức thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS: Chủ thể

của hoạt động học tham gia vào các hoạt động do GV tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa rõ. HS được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó HS vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được PP “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không theo những khuôn mẫu có sẵn, HS được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

- Dạy và học Đạo đức chú trọng rèn luyện PP tự học: Dạy học tích cực xem việc rèn luyện PP học tập cho HS là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học và là mục tiêu dạy học. GV rèn luyện cho HS học có PP, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong HS, kết quả học tập sẽ nâng cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh và tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học chủ động, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà HS phải tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học hợp tác trong dạy học môn Đạo đức: Trình độ kiến thức, tư duy của HS trong một lớp học không đồng đều nên GV phải phân hóa về cường độ và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS. GV ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS. Bên cạnh đó, trong giờ dạy môn Đạo đức GV cần phải tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập thông qua thảo luận nhóm, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi HS được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ sẽ giúp cho các em nâng mình lên một trình độ mới. Từ đó bài học sẽ vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi HS và của cả lớp chứ không phải chỉ dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của GV.

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Đánh giá là một khâu quan

trọng của quá trình dạy học môn Đạo đức, nó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng và hiệu quả dạy và học. Đánh giá là quá trình xử lí những thông tin thu thập được và được biểu hiện qua thái độ và nhận xét về kết quả học tập của HS. Vì vậy, GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS tham gia đánh giá lẫn nhau. Đánh giá sẽ thúc đẩy HS học tập môn Đạo đức tích cực, tự giác. Củng cố niềm tin của HS và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho HS tự khẳng định bản thân, đặc biệt là thực hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày của mình. Nhà trường cần phải trang bị cho HS năng lực cần cho sự thành đạt trong cuộc sống là tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời.

* Tích hợp trong hoạt động dạy môn Đạo đức

Dạy học tích hợp là tổ chức hoạt động dạy học theo hướng liên kết, phối hợp

thống nhất các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động đảm bảo sự hài hòa, trọn vẹn của hoạt động dạy học và đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. GV tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của HS theo hướng phối hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết hiệu quả các tình huống phức hợp gắn với cuộc sống. Qua môn Đạo đức, GV có thể tổ chức hoạt động liên môn. Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có những vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn.

Khi dạy bài đạo đức GV có thể tổ chức cho HS vẽ một bức tranh về hành động, việc làm mà các em muốn sẵn sàng thực hiện để giúp đỡ bạn, dành cho bạn (môn Mĩ thuật), hay cho các em hát bài hát về tình cảm bạn bè (môn Âm nhạc). Truyện kể trong chương trình môn Tiếng Việt nếu GV khai thác đúng thì có thể giáo dục HS ở những khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực hành vi liên quan. Hay qua việc học môn Toán có thể giáo dục HS nét tính cách tích cực như: tính cẩn thận, lòng kiên trì, tính chính xác, biết tôn trọng sự thật.

Việc tích hợp giáo dục đạo đức qua các môn học vừa củng cố, vừa khắc sâu, mở rộng kết quả dạy học môn Đạo đức, vừa làm phong phú môn học, làm cho hoạt động của HS được thực hiện tự giác hơn.

* Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy môn Đạo đức

Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phương tiện kĩ thuật - công nghệ trong dạy học là xu thế tất yếu và là yêu cầu không thể thiếu trong dạy học hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học môn Đạo đức tập trung vào việc sử làm phương tiện trực quan như: phim đèn chiếu, phim học tập, máy ghi âm, máy ghi hình, máy vi tính, công cụ soạn thảo văn bản và trình chiếu bài giảng, các phần mềm. Các phương tiện này có rất nhiều ưu điểm, sử dụng các loại phương tiện này sẽ trình bày những hành vi, tình huống đạo đức một cách liên tục, có thể lặp đi lặp lại một cách dễ dàng, gây hứng thú cho HS.

Những phương tiện kĩ thuật này đóng vai trò như là phương tiện trực quan, minh họa mẫu hành vi theo chuẩn qui định, để cho HS nhận xét và xử lí tình huống.

Các loại đồ dùng, mô hình, vật liệu tự nhiên, tranh, ảnh, hình vẽ, cũng được sử dụng phổ biến trong dạy học môn Đạo đức.

Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin chỉ là công cụ, phương tiện nhằm nâng cao tính tích cực trong dạy học môn Đạo đức. Khi sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin GV cần phải lưu ý lựa chọn PP và phương tiện dạy học phù hợp với từng bài dạy, từng chủ đề, phù hợp tâm lí HS, đảm bảo tính thẩm mĩ, đảm bảo tính giáo dục và thực sự hữu ích đối với nhận thức HS. Phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của GV và HS. Phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh thực tế của nhà trường và của địa phương.

* Định hướng cụ thể:

* Cải tiến các PPDH truyền thống

Các PPDH truyền thống như thuyết trình, hỏi đáp vẫn đang được thực hiện trong các giờ dạy của GV hiện nay. Nếu các PP này vẫn được tiến hành theo cách dạy trước kia thì sẽ kém hiệu quả. Vì vậy, PP thuyết trình phải được đổi mới. Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, có máy photocopy, máy chiếu, máy vi tính được sử dụng trong tiết dạy sẽ giảm thời gian cho sự ghi chép của GV lên bảng và của HS vào vở. Trên lớp, GV có thời tập trung vào việc tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức. Lúc này, PP thuyết trình sẽ trở nên tích cực khi GV thuyết trình trong một lượng thời gian phù hợp và biết kết hợp nhuần nhuyễn hợp lí với các PP khác để làm cho HS hào hứng và thích thú hoạt động. Những PP có thể kết hợp với thuyết trình như PP hỏi – đáp với các câu hỏi kích thích tư duy người học, PP giải quyết vấn đề … Như vậy, GV phải phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của PPDH truyền thống. Để nâng cao hiệu quả của các PP này GV dạy môn Đạo đức cần nắm vững những yêu cầu, sử dụng thành thạo các kĩ thuật trong việc chuẩn bị và tiến hành bài lên lớp để phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS.

* Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phối hợp các PPDH môn Đạo đức

Mỗi PP đều có những giá trị riêng của nó, không có PPDH kém mà PP có hiệu quả hay không phụ thuộc vào người GV sử dụng và phát triển nó như thế nào. Các

PPDH được kết hợp và bổ sung cho nhau thì cách dạy ấy sẽ phù hợp với mọi đối tượng người học, chống lại sự nhàm chán và tạo sự năng động trong cách nghĩ và cách làm cho HS.

Trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức hiện nay, nhiều GV đã cải tiến bài dạy trên lớp kết hợp thuyết trình với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. HS có thể bắt đầu từ trò chơi đóng vai hoặc một trò chơi nào đó phù hợp với chủ đề giáo dục, hoặc có thể bắt đầu bài học bằng những tình huống qua tranh, bằng lời, bằng câu chuyện, tiểu phẩm…với nhiều cách thức khác nhau để học sinh tự phán đoán, tự hoạt động cá nhân hoặc hợp tác với bạn, với thầy để tìm ra phương án giải quyết phù hợp nhất. Ngoài ra, GV có thể kết hợp PP truyền thống và hiện đại: Động não, trò chơi, thảo luận, đóng vai…với mục đích làm cho HS hoạt động tích cực hơn.

* Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Đạo đức

Phương tiện dạy học môn Đạo đức ở tiểu học là tập hợp những đối tượng vật chất được GV sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Các phương tiện đó rất đa dạng và phong phú như: tranh ảnh, băng hình, đèn chiếu, bảng tương tác, mô hình mẫu vật, đồ dùng để chơi đóng vai…Các phương tiện nghe, nhìn đặc biệt hấp dẫn, hiệu quả bởi tính sinh động có thể kết hợp kênh hình, kênh chữ, tạo cho GV có điều kiện thuận lợi trong quá trình dạy môn Đạo đức, làm tăng tính hấp dẫn trong giờ dạy. GV có thể giới thiệu cho HS những hành vi, tình huống, chuyện kể đạo đức thay vì dùng lời thì dùng video. HS tiếp nhận thông tin dễ dàng, hứng thú và là nguồn tri thức trực quan, sinh động, rèn cho các em kĩ năng quan sát. Việc sử dụng phương tiện dạy học cần phù hợp với PPDH, phải đúng mức, đúng chỗ, phù hợp với từng lớp, từng trường. Bên cạnh việc sử dụng các phương tiện trình diễn GV cũng cần phải sử dụng các phần mềm dạy học như các PPDH sử dụng mạng điện tử (E- learning). Phương tiện dạy học mới cũng tìm ra PPDH mới nhằm phát huy tính tích cực của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức ở các trường tiểu học quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)