2.3. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở các trường tiểu
2.3.2. Thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức
Để đánh giá thực trạng về mức độ và kết quả thực hiện PPDH môn Đạo đức theo hướng đổi mới ở các trường tiểu học Quận 12, tác giả tiến hành nghiên cứu trên 81 CBQL và 297 GV, kết quả thu được cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Mức độ và kết quả thực hiện các phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng đổi mới
Phương pháp dạy học môn
Đạo đức
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
CBQL GV CBQL GV ĐTB ĐLC Thứ bậc ĐTB ĐLC Thứ bậc ĐTB ĐLC Thứ bậc ĐTB ĐLC Thứ bậc 1. Phương pháp kể chuyện 3,9 0,68 3 3,78 0,72 4 4,11 0,55 2 3,89 0,56 4 2. Phương pháp động não 3,95 0,57 2 3,78 0,73 4 4 0,57 5 3,78 0,63 6 3. Phương pháp đàm thoại 4,01 0,56 1 3,92 0,72 2 4,04 0,51 3 3,94 0,58 3 4. Phương pháp đóng vai 3,64 0,75 5 3,7 0,75 5 4,02 0,59 4 3,83 0,62 5 5. Phương pháp trò chơi 3,72 0,73 4 3,82 0,71 3 3,99 0,64 6 3,97 0,60 2 6. Phương pháp thảo luận nhóm 3,95 0,65 2 3,94 0,68 1 4,14 0,49 1 4,05 0,62 1 7. Phương pháp dự án 3,17 1,02 6 3,17 1.02 6 3,51 0,94 7 3,57 0,75 7 Trung bình chung 3,76 3,73 3,97 3,86
Bảng 2.4 cho thấy CBQL và GV đánh giá các trường thực hiện các PPDH môn Đạo đức theo hướng đổi mới ở mức “thường xuyên” với ĐTB chung của CBQL đánh giá cho 7 PP là 3,76/5 và ĐTB chung của GV là 3,73/5.
Kết quả thực hiện các PPDH môn Đạo đức theo hướng đổi mới được CBQL đánh giá đạt mức “tốt” với ĐTB chung cho 7 PP là 3,97/5. GV cũng đánh giá đạt mức “tốt” với ĐTB chung là 3,86/5 đối với 7 PP.
CBQL và GV đều cho rằng PP thảo luận nhóm và PP đàm thoại là hai PP được sử dụng “thường xuyên” nhất, đạt kết quả “tốt” nhất.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Về mức độ thực hiện là “thường xuyên” CBQL xếp thứ hạng (2), (ĐTB = 3,95);
GV xếp thứ hạng (1), (ĐTB = 3,94).
Về kết quả thực hiện là “tốt” CBQL và GV đều xếp thứ hạng (1), CBQL có
(ĐTB = 4,14); GV có (ĐTB = 4.05).
CBQL và GV đều nhận thức được PP thảo luận nhóm có rất nhiều ưu điểm như: tạo cho HS hình thành thói quen tương tác trong học tập; Người học trở nên cởi mở và dễ thấu hiểu người khác hơn; Thảo luận nhóm tạo cho HS phát triển khả năng trao đổi suy nghĩ và nêu quan điểm của mình, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp, làm chuyển biến tư duy người học.
* Phương pháp đàm thoại
Về mức độ thực hiện là “thường xuyên” CBQL xếp thứ hạng (1) với (ĐTB =
4,01); GV xếp thứ hạng (2) với (ĐTB = 3,92).
Về kết quả thực hiện là “tốt” CBQLvà GV đều xếp thứ hạng (3), CBQL (ĐTB
= 4,04); GV (ĐTB = 3,94).
CBQL và GV đều nhận thấy rõ những mặt tích cực của PP đàm thoại, sử dụng PP này làm cho HS hứng thú, tích cực hơn trong giờ học. Qua đó, HS sẽ được phát triển tư duy độc lập và năng lực diễn đạt bằng lời thông qua hỏi đáp.
* Phương pháp kể chuyện
Về mức độ thực hiện CBQL và GV chọn ở mức “thường xuyên”, CBQL đánh
giá (ĐTB = 3,9), xếp thứ hạng (3); GV đánh giá với (ĐTB = 3,78), xếp thứ hạng(4).
Về kết quả thực hiện PP kể chuyện đạt ở mức “tốt”, CBQL đánh giá (ĐTB =
4,11), xếp thứ hạng (2); GV đánh giá (ĐTB = 3,89), xếp thứ hạng (4).
PP kể chuyện thường được GV sử dụng trong tiết thứ nhất của bài Đạo đức, có tác dụng gây hứng thú học tập cho HS, phát triển trí tượng cho các em. Đây cũng là PP được GV đánh giá về kết quả thực hiện khá cao.
* Phương pháp động não
Về mức độ thực hiện CBQL và GV chọn ở mức “thường xuyên”, CBQL đánh
giá (ĐTB = 3,95), xếp thứ hạng (2); GV đánh giá với (ĐTB = 3,78), xếp thứ hạng (4).
Về kết quả thực hiện PP động não đạt ở mức “tốt”, CBQL đánh giá (ĐTB = 4,0)
xếp thứ hạng (5); GV đánh giá (ĐTB = 3,78), xếp thứ hạng (6).
Kết quả này cho thấy dấu hiệu đáng mừng của quá trình đổi mới PPDH môn Đạo đức. GV sử dụng PP động não sẽ cho HS nảy sinh ra được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề, kích thích trả lời nhanh và nhiều HS được tham gia. HS được rèn luyện trí nhớ, nhanh nhạy trong suy nghĩ, lĩnh hội đầy đủ kiến thức hơn.
* Phương pháp đóng vai
Về mức độ thực hiện CBQL và GV chọn ở mức “thường xuyên”, CBQL và GV
đều xếp thứ hạng (5), CBQL đánh giá cho (ĐTB = 3,64), GV đánh giá với (ĐTB = 3,7).
Về kết quả thực hiện PP đóng vai đạt ở mức “tốt”, CBQL đánh giá (ĐTB =
4,02), xếp thứ hạng (4); GV đánh giá (ĐTB = 3,83), xếp thứ hạng (5).
Kết quả trên cho ta thấy CBQL và GV dạy môn Đạo đức chú trọng sử dụng các PPDH tích cực, phát huy tối đa nhận thức của HS. Khi thực hành đóng vai, HS được phân công sắm vai nhân vật trong tình huống và phải vận dụng những tri thức đạo đức đã được học để thể hiện cách ứng xử trong tình huống đó. Qua đó, tri thức đạo đức được củng cố, khắc sâu một cách nhẹ nhàng, sinh động trong mỗi HS.
* Phương pháp trò chơi
Về mức độ thực hiện CBQL và GV chọn ở mức “thường xuyên”, CBQL đánh
giá (ĐTB = 3,72), xếp thứ hạng (4); GV đánh giá với (ĐTB = 3,82), xếp thứ hạng (3).
Về kết quả thực hiện PP trò chơi đạt ở mức “tốt”, CBQL đánh giá (ĐTB = 3,99),
xếp thứ hạng (6); GV đánh giá (ĐTB = 3,97 xếp thứ hạng (2).
Phương pháp trò chơi được CBQL và GV thực hiện ở mức thường xuyên, thông qua trò chơi HS được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Đây là PP quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho HS.
* Phương pháp dự án
Về mức độ thực hiện được CBQL và GV đều xếp thứ hạng (6) với (ĐTB =
3,17), mức độ thực hiện của cả hai nhóm là “bình thường”.
Về kết quả thực hiện được CBQL và GV đều xếp hạng (7), CBQL đánh giá
(ĐTB = 3,51), GV đánh giá (ĐTB = 3,57) với kết quả là “tốt”.
Phương pháp dự án là PP khó đối với GV và HS tiểu học, nó đòi hỏi kĩ năng làm việc tương tác cao giữa các thành viên tham gia và rèn luyện tính sẵn sàng. HS hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể từ dự án mình được giao. Vì vậy, khi thực hiện PP dự án khả năng tự lực của HS tiểu học chưa cao, nên gặp khó khăn trong nhiệm vụ học tập được giao. Do đó, GV thực hiện PP dự án ở mức độ “bình thường”. Bảng thống kê 2.4 cho thấy có 5/7 phương pháp được CBQL, GV thực hiện “thường xuyên” (3,4 ≤ ĐTB < 4,2). Tất cả 7 phương pháp đều đạt kết quả “Tốt” (3,4 ≤ ĐTB < 4,2). Qua đó, cho thấy CBQL và GV đều chú trọng sử dụng các PPDH môn Đạo đức theo hướng đổi mới để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của HS. Nhưng trên thực tế vẫn còn một vài PP chưa được áp dụng hoặc được áp dụng nhưng hiệu quả mang lại không cao. PP dự án ít khi được GV áp dụng vì đây là PP khá khó. Đòi hỏi mọi thành viên phải có những kĩ năng làm việc cần thiết khi tham gia. Bên cạnh đó phải ứng dụng công nghệ thông tin nhiều như trình chiếu sản phẩm của nhóm và của cá nhân. Trao đổi với các CBQL 2 của trường Tiểu học Qưới Xuân và trường Tiểu học Trần Văn Ơn đều có chung nhận định: “Cơ sở vật chất của trường còn thiếu, toàn trường dùng chung khoảng 4 đến 5 cái máy chiếu nên chỉ được dùng cho các cuộc thi GV giỏi hoặc thao giảng, chuyên đề. Còn những tiết học bình thường thì không sử dụng máy chiếu”.
Tìm hiểu ở trường khác, khi trao đổi với một số GV1 ở trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, Lê Văn Thọ thì các thầy, cô đều có chung quan điểm: “PP thảo luận nhóm rất khó thực hiện trong việc di chuyển học sinh theo nhóm, vì sĩ số lớp học quá đông, trên 50 HS trong một lớp. Lớp học lại quá trật không thể kê được bàn ghế theo nhóm. Cho nên PP dự án và PP thảo luận nhóm ít khi được thực hiện trong các giờ dạy nói chung và giờ dạy môn Đạo đức nói riêng”.
2.4. Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh