Vị trí, vai trò, mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức ở các trường tiểu học quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

1.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đứ cở trường tiểu học

1.3.1. Vị trí, vai trò, mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo

1.3.1. Vị trí, vai trò, mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học đức ở trường tiểu học

* Vị trí, vai trò môn Đạo đức ở trường tiểu học

Môn Đạo đức ở tiểu học là một trong các con đường cơ bản và quan trọng nhất trong việc thực hiện giáo dục đạo đức - tiêu chí hàng đầu trong nhân cách toàn diện của HS. Chức năng của môn Đạo đức là giáo dục cho HS tiểu học hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức được qui định trong chương trình môn học này. Môn Đạo đức thực hiện ba nhiệm vụ là:

- Hình thành cho HS ý thức về những chuẩn mực hành vi đạo đức (tri thức và niềm tin) từ đó định hướng cho các em những giá trị đạo đức phù hợp với những chuẩn mực được qui định trong chương trình môn học.

- Giáo dục HS những xúc cảm, thái độ, tình cảm đạo đức đúng đắn liên quan đến các chuẩn mực hành vi qui định.

- Hình thành cho HS những kĩ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.

Môn Đạo đức ở tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi cụ thể sẽ tạo cơ sở, nền tảng cho quá trình dạy học môn này mà nội dung gồm những phẩm chất, bổn phận đạo đức và pháp luật với mức độ khái quát hơn, sâu sắc hơn. Môn Đạo đức cũng là cơ sở để các môn học khác tích hợp nội dung giáo dục đạo đức cho HS và là tiền đề để HS tiếp tục học môn Giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở.

Môn Đạo đức có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học. Ngoài việc bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân cách HS.

Môn Đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình thành cho HS kiến thức, kĩ năng, hành vi đạo đức cơ bản để vận dụng, củng cố qua các môn học khác như Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội, Âm nhạc và Mĩ thuật. Bên cạnh đó, môn Đạo đức hình thành cho HS khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, mở rộng kiến thức về môi trường

tự nhiên và xã hội, giáo dục cho HS ý thức và hành vi tuân thủ những qui định chung của đời sống xã hội, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh môi trường… Việc tích hợp giáo dục đạo đức qua các môn học vừa củng cố, khắc sâu, mở rộng kết quả dạy học môn Đạo đức, vừa làm phong phú môn học, làm cho hoạt động của HS được thực hiện một cách tự giác hơn. Ngoài ra, môn Đạo đức có mối quan hệ với các môn học khác, với hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng đảm bảo tính trọn vẹn, tính hệ thống, tính liên tục của quá trình giáo dục HS, góp phần thực hiện mục tiêu chung giáo dục tiểu học về hình thành nhân cách cho các em.

* Mục tiêu dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học

Theo Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Thị Tuyết Mai, Trần Thị Tố Oanh, Mạc Văn Trang, Vũ Uyển Vân (2015) đã nêu: Môn Đạo Đức ở tiểu học nhằm trang bị cho HS về kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ.

a. Về kiến thức: HS có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức

và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ giữa các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó.

b. Về kĩ năng, hành vi: Từng bước hình thành kĩ năng, nhận xét đánh giá hành

vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện; biết thực hiện thao tác, hành động đúng đắn theo mẫu, qua trò chơi, hoạt cảnh; biết đánh giá những vần đề thực tiễn liên quan đến bài đạo đức.

c. Về giáo dục thái độ: Nhằm giáo dục cho HS những xúc cảm, thái độ phù hợp

liên quan đến những chuẩn mực hành vi đạo đức và từ đó có tình cảm đạo đức bền vững. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương tôn trọng mọi người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; đồng tình và làm theo cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái xấu, phê phán đối với hành động tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn đạo đức ở các trường tiểu học quận 12, thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)