Nguyên nhân do thụ động trong quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh và các giải pháp​ (Trang 75 - 76)

4. Nguyên nhân của thực trạng

4.2.4. Nguyên nhân do thụ động trong quản lí

Đối với các môn nghệ thuật, nhà trường thường chờ chỉ đạo từ cấp trên trong việc cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cử giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi hoặc tổ chức các chương trình nghệ thuật cho học sinh (thi văn nghệ, thi vẽ tranh ...)

Các trường hầu như không chủ động nghĩ đến một số biện pháp để nâng cao chất lượng môn học như có thể mời chuyên gia nghệ thuật bồi dưỡng kiến thức nghệ thuật cho giáo viên, tổ chức các buổi sinh hoạt nghệ thuật như cho học sinh như xem múa dân tộc, các hình thức sinh hoạt giúp các em hiểu biết về sân khấu, điện ảnh ...Việc tổ chức dạy học ở những nơi như công viên có một vài trường áp dụng tuy không nhiều giờ, còn dạy nghệ thuật ở viện bảo tàng, nhà hát thì hầu như không có trường nào áp dụng.

Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng trong nhiều lĩnh vực đã khiến những cán bộ quản lí giáo dục trở nên lúng túng trong xử lí tình huống giáo dục. Họ chưa tìm được hướng đi nào thích hợp để cùng một lúc có thể

giải quyết nhiều vấn đề quan trọng. Nói cách khác, chúng ta chưa có được sự thống nhất trong quan điểm giáo dục. Vì thế, chúng ta không bỏ cái gì nhưng cái nào cũng chỉ làm một ít, không đến nơi đến chốn.

Ngoài ra, nhà trường chưa thực sự tích cực trong việc thu hút vận động các lực lượng giáo dục, nhất là gia đình, cùng tham gia công tác này cũng làm cho hiệu quả giáo dục thẩm mỹ bị hạn chế. Thực ra, việc giáo đục học sinh chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi có sự cộng tác của gia đình học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh và các giải pháp​ (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)