Hiểu rõ tác dụng quan trọng của việc giáo dục đến việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa V tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12-1986, Đảng ta đã xác định "Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ ..." [2; 13]. Đây là quan điểm chỉ đạo chung về vấn đề giáo dục. Phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh được Đảng ta đặt ra như một vấn đề mang tính chiến lược trong đào tạo con người. Toàn diện nhân cách ở đây bao gồm rất nhiều mặt, trong đó có vấn đề giáo dục thẩm mỹ.
Khi nói về nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) nêu rõ "Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng, nâng cao tâm hồn việt Nam. Khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém" [2; 19]. Như vậy, ở đây cái mỹ đã có một vị trí nhất định, đã được đề cập đến cụ thể trong bộ ba giá trị chân, thiện, mỹ.
Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ngày 14-1-1993 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đã đưa giáo dục thẩm mỹ vào một trong những nội dung cần quan tâm trong giáo dục "Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh"
Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng, khóa VII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, tháng 6/1996 lẫn dẫu tiên đã đề cập trực tiếp đến việc giảng dạy nhạc, họa và đưa nhạc, họa, thể dục thể thao vào nội dung không thể thiếu
trong việc giáo dục toàn diện "Thực hiện giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học (đặc biệt các môn nhạc, họa, thể dục thể thao)" [2 ; 27]. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII số 02- NQ/HNTƯ ngày 24-12-1996 cũng đã nhận rõ thiếu sót trong giáo dục "Nội dung giáo dục vừa thừa vừa thiếu, nhiều phần chưa gắn với cuộc sống. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức và nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ", và chỉ ra "Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học."
Luật Giáo dục được ban hành vào tháng 12 năm 1998 đã một lần nữa khẳng định quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng ta "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sình tiếp tục học trung học cơ sở", học sinh tiểu học "có những hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật" [2-94-95]
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 cũng nêu ra những chủ trương giáo dục có liên quan đến giáo dục thẩm mỹ "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ", "Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ"[30;3]. Trong phần giáo dục tiểu học, chiến lược phát triển giáo dục đề ra nhiệm vụ cụ thể "Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kĩ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt "[30; 5]
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục trí, đức, thể, mỹ của Đảng ta trong quá trình hình thành nhân cách con người Việt Nam. Đây là sự nghiệp giáo dục dựa trên nền tảng tư tưởng mỹ học Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước qua hệ thống các vãn bản đã cho thấy đường lối chỉ đạo đúng đắn và ngày càng sâu sát hơn. Nó thúc đẩy việc hình thành con người phát triển hài hòa và toàn diện ở nước ta.
3. Một số vấn đề lí luận vwf quản lí giáo dục 3.1. Khái niệm