Gia đình: Điều tra về thái độ của phụ huynh học sinh đối với các môn ngh ệ thuật trong trường tiểu học, chúng tôi thu được kết quả sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh và các giải pháp​ (Trang 67 - 69)

3. Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành ph ố Hồ Chí Minh thời gian qua

3.5.1. Gia đình: Điều tra về thái độ của phụ huynh học sinh đối với các môn ngh ệ thuật trong trường tiểu học, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 17: Thái độ của phụ huynh học sinh đối với hai môn Hát – Nhạc và Mỹ thuật

Các lựa chọn Tần số Tỉ lệ %

Đó là hai môn học cần thiết cho sự phát triển nhân cách của trẻ 155 38.75 Đó là hai môn học chỉ để cho vui, cho trẻ thư giãn 62 15.5 Đó là các môn năng khiếu, vì thế không nên bắt buộc trẻ phải

học 101 25.25

Đó là hai môn học không cần thiết. Chúng làm tốn nhiều thời

gian của trẻ 82 20.5

Số liệu ở bảng 17 cho thấy quan niệm của phụ huynh rất khác nhau và không thống nhất:

Chỉ có 38.75% cho rằng đây là những môn học cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

61.25% còn lại dành cho các lựa chọn phủ nhận một phần hoặc phủ nhận toàn bộ vai trò của môn học.

Đặc biệt có đến 20.5% phụ huynh cho rằng đó là những môn học không cần thiết.

Trao đổi trực tiếp với một số giáo viên nghệ thuật, chúng tôi được biết có không ít phụ huynh xem nhẹ môn nghệ thuật vì thế dẫn đến tình trạng học sinh cũng coi thường môn học này.

Phỏng vấn trực tiếp các vị phụ huynh học sinh, chúng tôi thấy ý kiến của họ tập trung vào các ý sau:

Một bộ phận phụ huynh cho rằng họ không phản đối các môn học nghệ thuật, nhưng họ rất khổ sở khi thấy con em họ cặm cụi vẽ và hát trong khi chúng không có năng khiếu về các môn này.

Một số phụ huynh khác lại cho biết do quá khó khăn về kinh tế nên không có điều kiện quan tâm đến vấn đề này.

Số khác cho rằng việc dạy nghệ thuật ở trường phổ thông hiện nay không mấy hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu nên họ cho con học nghệ thuật ở các nơi khác như nhà văn hóa, kèm tại tư gia ...

Tìm hiểu thêm về hoạt động của Hội phụ huynh học sinh các trường, chúng tôi được biết trong thực tế, mảng công tác liên hệ với gia đình để cùng phối hợp giáo dục thẩm mỹ cho các em gần như bỏ trống. Mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình hiện nay chủ yếu thông qua sổ liên lạc được phát hàng tháng, mà cũng chỉ là để thông báo kết quả các môn học mà thôi. Ngoài ra, có một số trường thỉnh thoảng tổ chức cho học sinh đi tham quan thì gửi thông báo về gia đình. Các trường tiểu học chưa thực sự có một biện pháp gì tích cực trong việc lôi cuốn gia đình cùng tham gia giáo dục thẩm mỹ.

Hoạt động của Hội phụ huynh học sinh các trường tiểu học chỉ dừng lại ở một số hoạt động như đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tăng cường

cây xanh ... tiếp tục hỗ trợ xây dựng các lớp chuẩn, tăng cường trang thiết bị cho các lớp. Đó là những việc làm cần thiết song chưa thực sự mang ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ sâu sắc.

Kết quả điều tra trên đây phần nào cho chúng ta thấy được việc thống nhất được quan niệm của phụ huynh học sinh là cần thiết nhằm giúp công tác này phát triển hơn. Phụ huynh học sinh tích cực cùng với nhà trường tham gia giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là một cơ hội rất hiện thực giúp nhà trường hoàn thành tốt công tác này

3.5.2. Xã hội: Bên cạnh nhà trường và gia đình, việc vận động, phối hợp với các tổ chức khác trong xã hội tham gia vào công tác giáo dục thẩm mỹ là việc nên làm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh và các giải pháp​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)