Một số vấn đề lí luận vwf quản lí giáo dục 1 Khái ni ệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh và các giải pháp​ (Trang 29 - 32)

Theo nghĩa tổng quát, quản lí giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo con người theo yêu cầu phát triển xã hội.

GS. Nguyễn Ngọc Quang đưa ra định nghĩa quản lí giáo dục như sau: "Quản lí giáo dục (và nói riêng, quản lí trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [17; 35]

Ngày nay, với quan điểm học thường xuyên, học suốt đời, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, nên quản lí giáo dục nói chung và quản lí trường học nói riêng được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Trong nhà trường, chủ thể quản lí là Hiệu trưởng, đối tượng quản lí là đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh cùng toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của nhà trường.

3.2. Mục tiêu quản lí giáo dục

Mục tiêu quản lí là trạng thái mong muốn, có thể có và cần đạt được của hệ thống bị quản lí do tác động của chủ thể quản lí. Nó cũng có thể là trạng thái đã đạt tới rồi cần duy trì ổn định.

Mục tiêu quản lí nhà trường là những chỉ tiêu cho mọi hoạt động được dự kiến trước khi triển khai những hoạt động đó. Hệ thống mục tiêu trong quản lí giáo dục chính là những nhiệm vụ mà các cấp quán lí giáo dục phải thực hiện trong một thời

gian. Đó cũng là những nhiệm vụ các cấp quản lí giáo dục phải thực hiện trong quá trình hoạt động và cũng chính là cái đạt được khi kết thúc hoạt động.

Như vậy mục tiêu quản lí trong giáo dục thẩm mỹ là gì? Thực ra, đó chính là cái mà các cấp quản lí giáo dục mong muốn, dự kiến đạt được về giáo dục thẩm mỹ. Cụ thể hơn, mục tiêu quản lí giáo dục trong giáo dục thẩm mỹ là các chỉ tiêu cho mọi hoạt động giáo dục thẩm mỹ qua các môn học được dự kiến trước khi đưa vào thực hiện.

3.3. Nhiệm vụ của công tác quản lí giáo dục

3.3.1. Nhiệm vụ quản lí giáo dục ở cấp vĩ mô (quốc gia, tỉnh, huyện):

 Phát triển số lượng, quy hoạch mạng lưới trường lớp ở địa phương, thực hiện phổ cập giáo dục ...

 Phải đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo đối với tất cả các loại hình trường lớp trong địa bàn

 Cung cấp nguồn kinh phí, mức chi kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và cho các hoạt động giáo dục-đào tạo

 Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí  Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất  Thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục

 Thực hiện dân chủ hóa giáo dục, dân chủ hóa quản lí nhà trường  Cải tiến quản lí giáo dục

Tăng cường hoạt động thanh tra giáo dục

3.3.2. Nhiệm vụ quản lí giáo dục ở phạm vi nhà trường:

 Thực hiện kế hoạch phát triển về số lượng (số lớp, số học sinh), duy trì sĩ số học sinh

 Bảo đảm chất lượng của quá trình giảng dạy - giáo dục thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trường

 Xây dựng trường sở, trang thiết bị phục vụ dạy, học, lao động và rèn luyện của học sinh

 Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhà trường, gia đình, xã hội  Cải tiến quản lí nhà trường, thực hiện dân chủ hóa trong quản lí

Tăng cường hoạt động tự kiểm tra nội bộ, đánh giá đúng kết quả công tác giảng dạy - giáo dục và các hoạt động khác của trường

3.4. Nguyên tắc quản lí giáo dục

Nguyên tắc quản lí giáo dục là những tư tưởng chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quản lí giáo dục. Nguyên tắc quản lí giáo dục chỉ đạo toàn bộ tiến trình quản lí giáo đục. Một số nguyên tắc quản lí giáo dục có thể kể đến là nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành với quản lí địa phương và vùng lãnh thổ công tác giáo dục, nguyên tắc tính khoa học.

3.5. Chức năng quản lí giáo dục

Chức năng quản lí là một dạng hoạt động quản lí đặc biệt, thông qua đó chủ thể quản lí tác động vào đối tượng quản lí nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Các chức năng quản lí xác định nội dung của quá trình quản lí và trả lời câu hỏi: phải làm gì trong hệ thống quản lí ?

Căn cứ vào những dấu hiệu khác nhau phản ánh đối tượng quản lí cũng như phản ánh hoạt động của bản thân chủ thể quản lí, ta chia chức năng quản lí thành hai nhóm:

- Các chức năng quản lí riêng như quản lí giáo dục tiểu học, quản lí giáo dục mầm non, quản lí giáo dục thường xuyên, quản lí công tác tài chính kế hoạch phục vụ giáo dục, quản lí công tác xuất bản sách giáo khoa, tài liệu dạy học ... - Các chức năng quản lí chung: Các chức năng quản lí chung phản ánh những

hoạt động chung giống nhau của mọi chủ thể quản lí trong mọi quá trình quản lí. Một số chức năng quản lí chung là quyết định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

4. Một số vấn đề lí luận về giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học 4.1. Khái niệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh và các giải pháp​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)