Tình hình cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh và các giải pháp​ (Trang 61 - 63)

3. Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành ph ố Hồ Chí Minh thời gian qua

3.3.2. Tình hình cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Tìm hiểu cụ thể về trang thiết bị, phương tiện dạy học các môn nghệ thuật tại một số trường, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 11: Những trang thiết bị phương tiện dạy học nhà trường còn thiếu

Các lựa chọn Tần số Tỉ lệ %

Phòng dạy Hát – Nhạc 130 100.00

Phòng dạy mỹ thuật 130 100.00

Băng cassette, Video, đĩa CD, VCD, DVD 22 16.92

Đầu máy (Video, DVD, VCD...), tivi 15 11.54

Tranh minh họa bài giảng 55 42.31

Tài liệu về danh nhân âm nhạc, hội họa 61 46.92

Bảng kẻ nhạc 49 37.69

Số liệu bảng 11 cho thấy:

100% các trường tiểu học được khảo sát ở Quận 1 không có các phòng chức năng dành cho hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật. Qua phỏng vấn Ban giám hiệu, chúng tôi được biết cho đến thời điểm khảo sát (tháng 10/2002) cũng chưa có trường nào chuẩn bị thực hiện kế hoạch này mặc dù trong Phương hướng nhiệm vụ năm học 2002- 2003 của cả Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục- Đào tạo Quận 1 đều đưa ra vấn đề này. Lí do dễ tìm thấy nhất là hầu hết các trường đều không đủ phòng để dành cho các phòng chức năng.

Các phương tiện giảng dạy tối thiểu cũng còn thiếu. Trong đó, thiếu khá nhiều là tài liệu về danh nhân (46.92%), tranh minh họa bài giảng (42.31%), bảng kẻ nhạc (37.69%), đàn (33.08%). Các phương tiện khác như đàn, băng cassette, video, đĩa CD, đầu máy ... hầu hết các trường đều có trang bị song với số lượng không nhiều.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng một vai trò nhất định trong thành công của các tiết học. Đối với các môn nghệ thuật, điều này lại càng quan trọng. Với tư duy của học sinh tiểu học, các em sẽ khó mà tưởng tượng ra các tác phẩm nghệ thuật nếu giáo viên chỉ giảng "chay" mà không có minh họa. Kết quả giáo dục thẩm mỹ sẽ rất thấp nếu học sinh khi học về tác phẩm không được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm ấy. Nếu là nhạc, ít nhất phải được nghe giai điệu để nhận biết vẻ đẹp từ đó. Nếu là tranh, ít nhất là qua phiên bản, mà phải là phiên bản đẹp, không được quá nhỏ, quá mờ... Thực ra, để có những phương tiện giảng dạy tối thiểu này không quá khó trong điều kiện hiện nay, bởi nó không đòi hỏi một nguồn kinh phí quá lớn.

Trao đổi với Ban giám hiệu các trường, chúng tôi thấy hiện nay các trường đang rất quan tâm đến việc xây mới hoặc nâng cấp các phòng máy tính nhằm phục vụ tốt hơn cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng trong khi môn Tin học là một môn học ra đời sau các môn nghệ thuật nhưng được đầu tư khá chu đáo. Trong 12 trường được khảo sát có đến 11 trường có

phòng máy phục vụ cho việc dạy tin học, anh văn và các luôn học khác với số vốn đầu tư không nhỏ. Ngay cả Trường tiểu học Trần Quang Khải, một trường được phân loại là trường loại C (trường khó khăn) cũng có một phòng máy khá khang trang. Đây là việc làm cần thiết vì trong thời đại công nghệ thông tin, chúng ta không thể không trang bị cho các em những kiến thức khoa học hiện đại. Song điều đó cho thấy một thực tế giáo dục thẩm mỹ đã và đang bị đẩy xuống hàng thứ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học quận 1 thành phố hồ chí minh và các giải pháp​ (Trang 61 - 63)