Một số vấn đề lí luận về hứng thú đọc thơ hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 28 - 36)

1.1.2.1. Khái niệm hứng thú đọc thơ hiện đại

HT là một thuật ngữ phức tạp của tâm lí học. John Dewey quan niệm HT như sau: “(a) Nó là một trạng thái tích cực, có tính thúc đẩy; (b) nó dựa trên những đối tượng cụ thể; và (c) nó có ý nghĩa cá nhân cao”27. Trong đó, giá trị hữu dụng của đối tượng đối với cá nhân là điều kiện hình thành và phát triển của HT. Hidi & Renninger (2006) xem xét HT như một nhân tố có tính thúc đẩy, được kích hoạt bởi ba yếu tố cảm xúc – giá trị – kiến thức. Theo đó, trạng thái HT đặc trưng hóa bởi những cảm xúc tích cực gắn với đối tượng, sự hiểu biết về đối tượng và các ý nghĩa khả dụng mà chủ thể nhận thức được từ đối tượng.

26

Theo trên chuyên trang thảo luận về tâm lí học, HT được định nghĩa “là một thái độ chủ quan thúc đẩy cá nhân thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Nó mang lại niềm vui và sự thỏa mãn. Nó tạo nên sự tò mò hướng về đối tượng HT, sự nhiệt tình tương tác với đối tượng, sự sẵn sàng đối mặt với khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ về HT đó, có thay đổi trong thái độ trước sự hiện diện của đối tượng đó được đặc trưng bởi sự chú ý và tập trung”.28 Trong phát biểu trên, HT được xem xét như một nhân tố thúc đẩy nội tại có mối tương quan chặt chẽ với cảm xúc, ý chí, sự chú ý và hành vi của chủ thể.

Từ điển bách khoa tâm lý học, giáo dục học Việt Nam định nghĩa HT là “một trạng thái quan tâm đặc biệt đến một đối tượng nhất định nào đó”, trong đó chủ thể

“cảm thấy mình am tường về đối tượng, có những kiến thức cơ bản về đối tượng đó, cũng như khả năng thao tác luôn đạt mức độ rất cao”29. Trong Từ điển tâm lý học, HT được mô tả là một trạng thái “được thể hiện thông qua xúc cảm gắn với quá trình nhận thức, qua sự chú ý của chủ thể đến đối tượng HT” 30. Hai định nghĩa trên đây được xây dựng trên cơ sở điều kiện hình thành HT: nhận thức – cảm xúc – NL thao tác của cá nhân đối với đối tượng. Quan điểm này có sự tương đồng với nghiên cứu của Hidi & Renninger mà chúng tôi đã trình bày trước đó.

Các giáo trình tâm lí học và giáo dục học ở nhà trường đại học Việt Nam thống nhất về khái niệm HT sau:“HT là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa mang lại sự khoái cảm cho cá nhân trong hoạt động”31. Phát biểu trên tiếp tục nhấn mạnh hai điều kiện cần và đủ cho sự hình thành HT: khía cạnh nhận thức (thấy được vai trò và ý nghĩa của đối tượng đối với cá nhân) và khía cạnh cảm xúc – hoạt động (cảm xúc tích cực gắn với quá trình hoạt động).

Đối sánh các phát biểu trên đây, có thể thấy một số đặc trưng cơ bản của HT: (1) HT là một trạng thái tâm lí đặc biệt của con người hướng về một đối tượng cụ thể, thúc đẩy cá nhân tham gia tích cực vào hoạt động tương tác với đối tượng.

28 Interest: Meaning, Types and Measurementhttp://www.psychologydiscussion.net/

29 Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2013). Từ điển bách khoa tâm lý học, giáo dục học Việt Nam. NXB Giáo dục, 466.

30 Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa. Hà Nội, 359.

(2) Sự tham gia tích cực này gắn với sự am hiểu sâu sắc về đối tượng, nhận thức về mức độ hữu dụng của đối tượng đối với bản thân và cảm xúc tích cực mà đối tượng mang lại trong quá trình hoạt động.

(3) HT được thể hiện qua những biểu hiện hành vi, thái độ trong quá trình hoạt động như chú ý, tập trung, nhiệt tình, NL thao tác…

Từ đó, chúng tôi hiểu, HT đọc là thái độ yêu thích đặc biệt của cá nhân đối với việc đọc và thể hiện bằng cách tham gia đọc tích cực, chủ động và nhiệt tình. HT đọc được hình thành từ sự nhận thức sâu sắc về giá trị của việc đọc và các trải nghiệm cảm xúc tích cực trong quá trình đọc. Dựa vào đặc điểm HT và HT đọc, chúng tôi xác định HT đọc thơ hiện đại của HS bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:

(1) Là thái độ yêu thích đặc biệt của HS đối với việc đọc VB thể loại này, thúc đẩy cá nhân tham gia tích cực vào các hoạt động đọc VB.

(2) Được kích hoạt khi chủ thể nhận thức về ý nghĩa và tính hấp dẫn của hoạt động đọc thơ hiện đại cũng như nảy sinh những cảm xúc thẩm mĩ trong quá trình đọc thơ hiện đại.

(3) Được thể hiện qua việc HS chủ động đọc và tham gia hiệu quả các nhiệm vụ/hoạt động học tập liên quan đến việc đọc thơ hiện đại.

Từ cơ sở trên, chúng tôi thiết lập khái niệm HT đọc thơ hiện đại (đối tượng HS lớp 11) như sau: HT đọc thơ hiện đại là thái độ say mê, yêu thích của HS đối với việc đọc thơ hiện đại, sẵn sàng tham gia tích cực vào các hoạt động đọc VB thể loại này. Nó được kích hoạt từ việc cá nhân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc đọc đối với bản thân và nảy sinh những cảm xúc thẩm mĩ qua các hoạt động đọc thơ hiện đại.

1.1.2.2. Cấu trúc hứng thú đọc thơ hiện đại của học sinh trung học phổ thông

Để tác động tích cực đến HT đọc của HS, GV cần hiểu rõ về cấu trúc HT đọc. Hidi và Renninger (2006) cho rằng HT được hợp thành bởi cảm xúc (sự thích thú), nhận thức (kiến thức), giá trị (tầm quan trọng đối với cá nhân). Trong đó, nội dung mỗi thành tố có thể được diễn giải cụ thể như sau: “(1) Mặt nhận thức thường được

đến với khía cạnh thích thú của cá nhân. (3) Mặt giá trị gắn liền với sự xem xét tầm quan trọng của đối tượng gây ra sự HT đối với cá nhân, gắn liền với mức độ hữu dụng của nó mà cá nhân có thể nhận thấy”32. Sự biến đổi của mỗi thành tố tác động trực tiếp đến sự phát triển của HT.

Tiến sĩ tâm lí học người Nga G.N.Marozava cho rằng nhận thức – cảm xúc – hoạt động là ba thành tố cơ bản của HT. Trong đó, mặt nhận thức bao gồm kiến thức về đối tượng HT. Ở thành tố hoạt động, ông nhấn mạnh tính hấp dẫn tự thân của đối tượng thúc đẩy chủ thể hành động một cách tự nguyện, chủ động. Với sự góp mặt của thành tố trên, HT được thiết lập mối quan hệ gắn kết với hành động. Mối quan hệ này có thể diễn giải cụ thể như sau: “HT gắn liền với hoạt động, HT làm cho hoạt động có hiệu quả, hoạt động lại giúp hình thành và duy trì HT”33. Sự tích cực trong xu hướng hành động, hành động và kết quả hành động được xem là kênh biểu hiện ngoại tại của HT.

Từ các quan điểm trên, chúng tôi xác định cấu trúc HT đọc với 3 thành tố: nhận thức tích cực về việc đọc, có cảm xúc tích cực trong suốt quá trình đọc đọc tích cực, chủ động. Qua đó, chúng tôi xác lập và mô tả 3 thành tố trong cấu trúc HT đọc thơ hiện đại của HS THPT và trình bày trong bảng 1.1, 1.2, 1.3 dưới đây:

Bảng 1.1 Các thành tố của HT đọc thơ hiện đại của HS THPT

Các thành tố của HT đọc thơ hiện đại của HS THPT

A. Nhận thức tích cực về việc đọc thơ hiện đại B. Có cảm xúc tích cực về việc đọc thơ hiện đại C. Đọc VB thơ hiện đại một cách tích cực, chủ động

Bảng 1.2 Chỉ số hành vi của HT đọc thơ hiện đại của HS THPT

Thành tố Chỉ số hành vi

A. Nhận thức tích

A.1. Nhận ra tác dụng của việc đọc thơ hiện đại đối với bản thân.

32 Nguyễn Đức Nhân (2017). Một số quan niệm về HT của các nhà tâm lí học phương Tây. Tạp chí Khoa học, 14(11), 176.

33 Vương Huy Thọ (2014). Con đường phát triển hứng thú học tập cho HS qua dạy học. Tạp chí Giáo dục, (346), 21.

cực về việc đọc thơ hiện đại

A.2. Cảm nhận sự thú vị, hấp dẫn của hoạt động đọc thơ hiện đại. A.3. Có hiểu biết đúng đắn và cần thiết về việc đọc thơ hiện đại.

B. Có cảm xúc tích cực đối với việc đọc thơ hiện đại

B.1. Biểu hiện cảm xúc tích cực trong quá trình đọc thơ hiện đại.

B.2. Biểu hiện cảm xúc tích cực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc đọc thơ hiện đại.

C. Đọc VB thơ hiện đại một cách tích cực, chủ động

C.1. Huy động được kiến thức và trải nghiệm phù hợp để đọc VB thơ hiện đại hiệu quả.

C.2. Sử dụng thành thạo và hiệu quả các chiến thuật, kĩ thuật đọc trong quá trình đọc VB thơ hiện đại.

C.3. Hoàn thành nhiệm vụ học tập liên quan đến đọc thơ hiện đại.

Bảng 1.3. Tiêu chí chất lượng các chỉ số hành vi của HT đọc thơ hiện đại của HS

THPT Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng A. Nhận thức tích cực về việc đọc thơ hiện đại A.1. Nhận ra vai trò và tác dụng của việc đọc thơ hiện đại đối với bản thân

Mức 1: Chưa nhận ra được vai trò và tác dụng của việc đọc thơ hiện đại đối với bản thân.

Mức 2: Nêu được được vai trò của việc đọc thơ hiện đại nhưng chưa cảm nhận được tác dụng của nó đối với bản thân.

Mức 3: Nêu được nhưng chưa đánh giá được vai trò và tác dụng của việc đọc thơ hiện đại đối với bản thân.

Mức 4: Nêu được và đánh giá được vai trò và tác dụng của việc đọc thơ hiện đại đối với bản thân. Mức 5: Nêu được và đánh giá được vai trò và tác dụng của việc đọc thơ hiện đại đối với bản thân; có ý thức nâng cao giá trị của việc đọc.

thú vị, hấp dẫn của hoạt động đọc thơ hiện đại

hoạt động đọc thơ hiện đại.

Mức 2: Cảm nhận sự thú vị, hấp dẫn của hoạt động đọc thơ hiện đại nhưng chưa nêu được các yếu tố tạo nên điều đó.

Mức 3: Cảm nhận và nêu được các yếu tố tạo nên sự thú vị, hấp dẫn của hoạt động đọc thơ hiện đại nhưng

chưa phân tích được các yếu tố đó.

Mức 4: Cảm nhận và phân tích được các yếu tố tạo nên sự thú vị, hấp dẫn của hoạt động đọc thơ hiện đại.

Mức 5: Cảm nhận và phân tích được các yếu tố tạo nên sự thú vị, hấp dẫn của hoạt động đọc thơ hiện đại, xác định được các nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đọc thơ hiện đại của bản thân.

A.3. Có hiểu biết đúng đắn và cần thiết về việc đọc thơ hiện đại.

Mức 1: Chưa có hiểu biết đúng đắn và cần thiết về việc đọc thơ hiện đại.

Mức 2: Có hiểu biết cơ bản về việc đọc VBVH nhưng

chưa hiểu về những đặc trưng của việc đọc thơ và thơ hiện đại.

Mức 3: Có những hiểu biết cơ bản về việc đọc thơ nói chung.

Mức 4: Có những hiểu biết cơ bản về việc đọc thơ và thơ hiện đại.

Mức 5: Có hiểu biết chính xác và cần thiết về việc đọc thơ và cách đọc VB thơ hiện đại.

B. Có cảm xúc tích cực đối với việc đọc thơ hiện đại B.1. Biểu hiện cảm xúc tích cực trong quá trình đọc VB.

Mức 1: Chưa có biểu hiện cảm xúc tích cực trong quá trình đọc VB thơ hiện đại hoặc thể hiện cảm xúc chưa phù hợp với nội dung VB.

Mức 2: Biểu hiện cảm xúc tích cực trong quá trình đọc VB thơ hiện đại nhưng không ổn định; thể hiện cảm xúc chưa phù hợp với nội dung VB.

thơ hiện đại; có biểu cảm phù hợp với nội dung của VB.

Mức 4: Biểu hiện sự say mê, hứng thú khi đọc VB thơ hiện đại; có biểu cảm phù hợp với nội dung của VB; duy trì ổn định trong quá trình đọc.

Mức 5: Biểu hiện sự say mê, hứng thú khi đọc VB thơ hiện đại; có biểu cảm phù hợp với nội dung VB;

sẵn sàng chia sẻ cảm xúc sau khi đọc. B.2. Biểu hiện cảm xúc tích cực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc đọc.

Mức 1: Chưa biểu hiện cảm xúc tích cực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc đọc thơ hiện đại.

Mức 2: Chỉ biểu hiện cảm xúc tích cực trong một giai đoạn nào đó khi thực hiện các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc đọc thơ hiện đại.

Mức 3: Biểu hiện sự say mê, hứng thú khi thực hiện các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc đọc thơ hiện đại nhưng không ổn định.

Mức 4: Biểu hiện sự say mê, hứng thú khi thực hiện các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc đọc thơ hiện đại, có phần không ổn định nhưng biết cách tự kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc.

Mức 5: Biểu hiện sự tự tin, sẵn sàng, say mê thực hiện các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc đọc thơ hiện đại, có ý thức tự kiểm soát thái độ của bản thân trong suốt quá trình thực hiện.

C. Đọc VB thơ hiện đại một cách tích cực, chủ động C.1. Huy động được kiến thức và trải nghiệm phù hợp để đọc VB thơ hiện đại hiệu

Mức 1: Chưa huy động được kiến thức và trải nghiệm phù hợp để đọc VB thơ hiện đại hiệu quả. Mức 2: Huy động kiến thức và trải nghiệm của bản thân để đọc VB thơ hiện đại nhưng chưa phù hợp. Mức 3: Huy động được một số kiến thức và trải nghiệm phù hợp nhưng chưa sử dụng hiệu quả khi đọc VB thơ hiện đại.

quả hợp và sử dụng hiệu quả trong quá trình đọc VB thơ hiện đại.

Mức 5: Huy động và kết nối được các kiến thức và trải nghiệm phù hợp để đọc VB thơ hiện đại hiệu quả. C.2. Sử dụng hiệu quả và thuần thục các chiến thuật, kĩ thuật đọc thơ hiện đại.

Mức 1: Chưa biết cách lựa chọn và sử dụng chiến thuật, kĩ thuật đọc trong hoạt động đọc VB thơ hiện đại.

Mức 2: Lựa chọn được chiến thuật, kĩ thuật đọc phù hợp nhưng chưa biết cách sử dụng để đọc VB thơ hiện đại.

Mức 3: Lựa chọn được chiến thuật, kĩ thuật đọc phù hợp nhưng sử dụng chưa thành thạo và hiệu quả khi đọc VB thơ hiện đại.

Mức 4: Lựa chọn được chiến thuật, kĩ thuật đọc phù hợp sử dụng hiệu quả khi đọc VB thơ hiện đại.

Mức 5: Lựa chọn được chiến thuật, kĩ thuật đọc phù hợpsử dụng thuần thục, hiệu quả khi đọc VB thơ hiện đại. C.3. Hoàn thành các nhiệm vụ học tập liên quan đến việc đọc thơ hiện đại.

Mức 1: Chưa hoàn thành các nhiệm vụ học tập liên quan đến đọc thơ hiện đại.

Mức 2: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập liên quan đến đọc thơ hiện đại nhưng chưa đạt kết quả theo yêu cầu.

Mức 3: Hoàn thành và đạt kết quả theo yêu cầu của các nhiệm vụ học tập liên quan đến đọc thơ hiện đại. Mức 4: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập liên quan đến đọc thơ hiện đại.

Mức 5: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập liên quan đến đọc thơ hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)