Vòng đọc 1 là “vòng HS đọc độc lập VB” thơ hiện đại “tại nhà trước khi đến lớp”45. Trong tiến trình dạy học ở nhà trường PT, vòng đọc 1 gắn liền với công việc chuẩn bị bài của HS. Ý nghĩa của công việc này là HS dự đoán được kiến thức trọng
44 Theo Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2020). Tlđd, 112-115.
tâm mà bản thân sẽ được tiếp cận trong tiết học, có sự chuẩn bị về một số kiến thức cơ sở cũng như tâm thế đón đợi trước khi học. Sự chuẩn bị về kiến thức và tâm lí đóng góp rất lớn đối với việc lĩnh hội các giá trị bài học của HS. Đối với tiến trình dạy đọc thơ hiện đại nói riêng, chỉ khi HS đã tham gia tích cực của HS vào vòng đọc 1 thì các giờ học đọc trên lớp mới diễn ra hiệu quả. Những kiến giải, cảm nhận, suy ngẫm, đánh giá… của các em về VB trong vòng đọc này là tiền đề để HS bước vào các hoạt động đọc trong môi trường lớp học. HS có thể tự tin tương tác với GV trong hoạt động cá nhân và với bạn học trong các hoạt động nhóm. Khai thác hiệu quả hoạt động tự đọc VB của HS, GV có thể biến các giờ đọc văn trong nhà trường PT trở nên thú vị, sinh động và hấp dẫn. Mặt khác, vì các giờ đọc được giới hạn trong khung thời gian nhất định nên nếu không sự chuẩn bị về tâm thế đọc, HS khó có thể bắt kịp các hoạt động đọc trên lớp.
Gắn với thực tế ở nhà trường PT, một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là nhiều HS không tự đọc VB ở nhà trước khi tham gia tiết học đọc. Không khó để có thể bắt gặp những trường hợp HS hoàn thành nội dung câu hỏi đọc hiểu trong SGK nhưng không hề đọc VB. Bên cạnh đó có một số trường hợp tuy có đọc VB nhưng không thể tham gia hiệu quả các giờ học đọc trên lớp. Lí do cho việc này là vì HS đọc hời hợt, thiếu tập trung và tích cực. Do đó, vòng đọc 1 về cơ bản đã không diễn ra đúng bản chất của nó, đưa đến việc HS thụ động và phụ thuộc vào nội dung được giảng giải bởi GV thay vì chủ động giải mã và kiến tạo nghĩa cho VB. Xem xét nguyên nhân thực tế, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra hạn chế của hệ thống câu hỏi trong SGK NV hiện hành. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi thì bên cạnh chất lượng câu hỏi, hình thức tự đọc truyền thống (tương tác với VB và câu hỏi trong SGK) cũng không thật sự mang lại nhiều HT đọc cho HS. SGK là không gian được thiết kế mặc định bởi các nhà biên soạn, đóng vai trò như kênh tham khảo chính thức của HS trong học tập. Chính vì thế, hạn chế của SGK là nội dung hướng dẫn HS làm việc với VB khó có thể đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu, HT… của các đối tượng HS khác nhau – trong đó mỗi HS là một chủ thể đọc độc lập với những đặc điểm riêng về tính cách, lí tưởng, niềm tin, HT… Vì vậy, việc sử dụng các hình thức có khả năng kích hoạt được HT đọc của
thúc đẩy HS tham gia tích cực trong vòng đọc này. Nó cho phép HS tổ chức không gian đọc độc lập và sáng tạo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, thị hiếu… của mỗi em. Với việc xây dựng HSĐ thơ hiện đại trước khi đến lớp, HS đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng đọc tiếp theo.
Có thể sử dụng HSĐ trong vòng đọc này theo cách thức như sau:
GV thống nhất với HS về việc sử dụng HSĐ trong vòng đọc 1. Theo đó, HSĐ là công cụ tập hợp các minh chứng tham gia vòng đọc này của HS như là các phiếu học tập đọc, nhật kí đọc, các sản phẩm sáng tạo khác được gợi cảm hứng từ việc đọc thơ hiện đại… GV có thể quy định nội dung và dạng thức HSĐ thơ hiện đại của HS hoặc để HS tự lựa chọn theo nhu cầu/sở thích/nguyện vọng bản thân. HS chứng minh sự tham gia tích cực của mình trong vòng đọc này bằng cách làm phong phú nội dung HSĐ thơ hiện đại.
GV nên thiết kế và triển khai cho HS các dạng nhiệm vụ đọc để HS hình dung được mình cần làm gì trong vòng đọc này. Các nhiệm vụ đọc phải phù hợp với đặc trưng thể loại và đặc trưng của vòng đọc 1, tức là tập trung vào quá trình tương tác ban đầu của HS và VB. Khi HS đã làm quen với việc sử dụng HSĐ trong vòng đọc này, GV dần giảm đi vị thế chỉ đạo của mình và dừng lại ở vai trò của một tư vấn viên, đồng hành viên. Lúc này GV trao cho HS quyền tự chủ tổ chức công việc trong vòng đọc 1 như lựa chọn nhiệm vụ đọc thơ hiện đại, ý tưởng trình bày kết quả đọc thơ hiện đại... Việc sở hữu HSĐ của riêng mình sẽ giúp HS tự tin và háo hức hơn trong việc tham gia các vòng đọc trên lớp.
Theo dõi HSĐ trong vòng đọc này, GV có thể hiểu hơn về HS ở nhiều phương diện như vấn đề mà HS quan tâm, chú ý, HT hoặc gặp khó khăn… khi tiếp cận VB thơ hiện đại; đánh giá chẩn đoán về tầm tiếp nhận VB, khả năng sử dụng các chiến thuật đọc thơ hiện đại của mỗi em. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho các hoạt động đọc thơ hiện đại trên lớp.