2.3.1.1. Cơ sở đề xuất
Đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về những ưu thế của hồ sơ học tập trong hoạt động đánh giá. Theo đó, “hồ sơ học tập cung cấp cho GV và HS một cơ hội để đánh giá việc học tập như một quá trình phát triển và tiến bộ trên nhiều phương diện trong nhiều nhiệm vụ học tập cụ thể qua một khoảng thời gian”51. So sánh hình thức đánh giá HSĐ và đánh giá qua bài kiểm tra, có thể nhận thấy một số phương diện khác biệt đáng chú ý trong bảng so sánh 2.1 sau:
Bảng 2.1. So sánh đánh giá qua bài kiểm tra và đánh giá qua HSĐ Đánh giá qua bài kiểm tra Đánh giá qua HSĐ
Chú trọng đến kết quả đọc cuối cùng, thể hiện qua việc cho HS thực hiện bài kiểm tra và công nhận chính thức điểm số như là đại diện cho toàn bộ quá trình đọc của HS.
Chú trọng đến quá trình đọc và các kết quả đọc ở mỗi giai đoạn (các sản phẩm đọc) của HS, xem xét và công nhận mỗi minh chứng trong HSĐ và tổng thể HSĐ.
Mục đích chính là để xếp loại HS trong lĩnh vực đọc. Các bài kiểm tra tập trung xác định mức độ HS đáp ứng các mục tiêu về kiến thức và kĩ năng đọc.
Mục đích chính là vì sự tiến bộ của HS trong hoạt động đọc. GV chú ý đến quá trình đọc và cách thức HS tiếp cận xử lí VB/nhiệm vụ đọc. Qua đó có thể “xây dựng nội dung, kế hoạch dạy học phù hợp với nhu cầu, khả năng, HT của HS (…) có định hướng cho sự phát triển tiếp theo của HS”52.
Không có sự tương tác giữa GV và HS trong hoạt động đánh giá.
Có sự tương tác tích cực giữa GV và HS trong hoạt động đánh giá:
51
+ GV đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa ra các quyết định đánh giá.
+ HS thụ động đón nhận kết quả đánh giá, phản hồi dựa trên các tiêu chí, thang điểm của GV.
+ GV và HS cùng tham gia xây dựng tiêu chí, HS được lựa chọn và đề nghị GV về các sản phẩm đọc họ muốn được đánh giá.
+ Các phản hồi tự đánh giá của HS cũng được công nhận.
Khuyến khích HS nắm vững nội dung và kĩ năng đọc VB để thực hiện tốt các bài kiểm tra.
Khuyến khích HS phát huy tiềm năng của bản thân trong quá trình đọc cũng như thực hiện các nhiệm vụ được yêu cầu. Theo chúng tôi, nếu khai thác hợp lí chức năng đánh giá của HSĐ, GV có thể tác động tích cực đối với HT đọc thơ hiện đại của HS, bởi lẽ:
Thứ nhất, phần nào tháo cởi được áp lực điểm số của HS trong việc đọc, khuyến khích HS tự trải nghiệm đọc thơ hiện đại và cảm nhận được tiến bộ của mình qua từng giai đoạn.
Thứ hai, góp phần làm cho hoạt động đánh giá trở nên thú vị và sôi nổi, tạo cầu nối ý nghĩa giữa GV – HS và các bạn đọc khác qua các hoạt động như trao đổi, thảo luận, chia sẻ, phỏng vấn...
Thứ ba, cung cấp dữ liệu có độ tin cậy và giá trị cao về tiến bộ và nỗ lực của HS trong hoạt động đọc thơ hiện đại.
Tiếp thu thành tựu trước đó, chúng tôi đề xuất biện pháp đánh giá qua HSĐ nhằm phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS THPT theo định hướng NL.
2.3.1.2. Cách thức đánh giá qua hồ sơ đọc thơ hiện đại Quy trình đánh giá
Xây dựng quy trình đánh giá hợp lí, khoa học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc đánh giá hồ sơ HS. Darryn Diuguid (2018) đề xuất quy trình 8 bước đánh giá hồ sơ HS như sau:
“Bước 1: Xác định mục đích sử dụng hồ sơ
Bước 3: Xác định cách tổ chức.
Bước 4: Xây dựng khung thời gian để giám sát hiệu quả quá trình thực hiện Bước 5: Xác định cách thức và thời điểm HS sẽ tham gia.
Bước 6: Phát triển bảng tiêu chí đánh giá.
Bước 7: Sắp xếp nhiều người cùng tham gia đánh giá để cải thiện độ tin cậy. Bước 8: Lên kế hoạch cho buổi thảo luận cuối cùng.”
Theo giáo trình Dạy và học tích cực (2010), để đánh giá qua hồ sơ HS, GV cần đảm bảo các bước dưới đây:
“Trao đổi và thảo luận với các đồng nghiệp về các sản phẩm yêu cầu HS thực hiện lưu giữ trong hồ sơ.
Cung cấp cho HS một số mẫu, ví dụ về hồ sơ học tập để HS biết cách xây dựng hồ sơ học tập cho mình.
Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học tập.
Trong quá trình diễn ra hoạt động, GV tác động hợp lí, kịp thời bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý, khuyến khích giảng giải hay bổ sung nguyên liệu, vật liệu hay các thiết bị học tập cần thiết.
HS thu thập các sản phẩm hoạt động: giấy tờ, các tài liệu, bài báo, bản báo cáo trình bày trước lớp, tranh vẽ, nặn, thủ công (ảnh chụp), các bài làm… để minh chứng cho kết quả học tập của mình trong hồ sơ học tập.
HS đánh giá các hoạt động và mức độ đạt được của mình qua hồ sơ, từ đó có những điều chỉnh hoạt động đọc.”53
Nhìn chung, quy trình của Darryn Diuguid là khung khái quát cho công việc đánh giá hồ sơ học tập. Quy trình được giới thiệu trong Dạy và học tích cực (2010) mô tả các hoạt động cụ thể cần diễn ra khi tổ chức đánh giá qua hồ sơ HS. Vì thế, các mô tả này cho thấy rõ nét hơn các tương tác giữa GV và HS từ giai đoạn đầu thực hiện hồ sơ
cho đến giai đoạn đánh giá chính thức cuối cùng. Từ các đề xuất trên, chúng tôi thiết lập quy trình đánh giá HSĐ thơ hiện đại của HS THPT như sau:
Bước 1: Thông báo với HS về việc thực hiện HSĐ thơ hiện đại, đặc biệt là số lượng sản phẩm đọc cần tập hợp trong HSĐ.
Bước 2: Giới thiệu với HS một số mẫu HSĐ thơ hiện đại để HS hình dung cách xây dựng HSĐ.
Bước 3: Tổ chức cho HS thảo luận về các tiêu chí GV đưa ra, trong đó HS có quyền đưa ra các ý kiến đề xuất, điều chỉnh của mình về bảng tiêu chí đánh giá.
Bước 4: Thống nhất với HS về kế hoạch thực hiện, đặc biệt kế hoạch đánh giá tổng kết quá trình thực hiện HSĐ thơ hiện đại.
Bước 5: HS tiến hành thực hiện các nhiệm vụ đọc thơ hiện đại và lưu giữ các minh chứng trong HSĐ cá nhân. Bước này đòi hỏi sự tương tác tích cực giữa GV – HS (đặt câu hỏi, phản hồi, góp ý, trao đổi…) để có thể nâng cao chất lượng của mỗi sản phẩm đọc và tổng thể HSĐ thơ hiện đại. Đồng thời, GV nên khuyến khích HS tự đánh giá về các hoạt động đọc và tình trạng thực hiện nhiệm vụ đọc của mình để có thể có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp.
Bước 6: Tổ chức đánh giá về hoạt động đọc thơ hiện đại của HS thông qua công cụ HSĐ. GV có thể thu thập các HSĐ của HS để đánh giá trước, sau đó sắp xếp các buổi phỏng vấn yêu cầu HS giới thiệu cũng như tự phản hồi về quá trình thực hiện HSĐ để có những đánh giá xác thực về tiến bộ và nỗ lực của HS. Bước thảo luận và phỏng vấn sâu với HS rất quan trọng. “GV có thể tiếp cận một hoặc một nhóm HS, có thể mời bố mẹ HS tham gia (…) Có thể phỏng vấn với câu hỏi thiết kế sẵn, phỏng vấn dạng mở dựa vào một số ít câu hỏi hoặc hoàn toàn không dựa vào câu hỏi.”54 Nội dung phỏng vấn nên tập trung vào quá trình thực hiện HSĐ và các mục tiêu tương lai trong hoạt động đọc của mỗi HS, theo đề xuất của Darryn Diuguid.
54 Dương Thu Mai (2016). Tlđd, 54.
Nội dung đánh giá hồ sơ đọc
Theo Kubiszyn và Borich (1999) khi đánh giá hồ sơ học tập của HS, GV cần tập trung vào các phương diện sau: chất lượng phản hồi, chất lượng các minh chứng được thu thập, sự tổ chức, lập kế hoạch (cho bản thảo đầu tiên) và chất lượng chỉnh sửa (đối với các bản thảo lần hai). Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh yêu cầu quan trọng của việc xác lập các tiêu chí đánh giá hồ sơ và đặc biệt là xây dựng rubric mô tả các mức độ chất lượng sự thể hiện của HS ở mỗi phần cũng như toàn bộ hồ sơ. Theo Darryn Diuguid (2018), việc đánh giá hồ sơ HS đòi hỏi GV phải tập trung vào các khía cạnh sau: nội dung hồ sơ, sự lựa chọn các minh chứng đọc, sự tổ chức, kĩ thuật, phản hồi cá nhân, trình bày hồ sơ và ảnh hưởng của tổng thể hồ sơ. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định được một số nội dung quan trọng GV cần quan tâm khi đánh giá qua HSĐ thơ hiện đại của HS. Đó là:
(1) Nội dung HSĐ: HSĐ có đảm bảo các nội dung đọc thơ hiện đại được
yêu cầu hay không, có tích hợp được thêm thông tin hữu ích, phong phú, đa dạng hay không.
(2) Cấu trúc HSĐ: HSĐ có sắp xếp các nội dung một cách rõ ràng, hợp lí,
sáng tạo hay không.
(3) Chất lượng các sản phẩm đọc: các sản phẩm đọc thơ hiện đại trong HSĐ có cho thấy được tiến bộ và nỗ lực của cá nhân trong suốt quá trình thực hiện
hay không.
(4) Hình thức HSĐ: HSĐ có được trình bày sáng tạo, thu hút, thể hiệndấu ấn độc đáo của cá nhân hay không.
(5) Chất lượng của các phản hồi, tự đánh giá: HSĐ có đảm bảo các nội
dung phản hồi và tự đánh giá hay không; các phản hồi và tự đánh giá có xác đáng, sâu sắc và hợp lí hay không.
(6) Chất lượng của việc giới thiệu HSĐ: Chủ thể thực hiện HSĐ có sẵn
sàng giới thiệu HSĐ thơ hiện đại với cộng đồng diễn giải trong lớp hoặc với GV hay không, việc giới thiệu có đảm bảo các tiêu chí được yêu cầu hay không.
GV nên mô tả chi tiết các nội dung đánh giá trên dưới dạng tiêu chí rubric hoặc phiếu đánh giá và trao đổi trực tiếp với HS trước khi HS thực hiện HSĐ. Đó cũng là cơ sở để HS thực hiện và tự đánh giá HSĐ. GV có thể tham khảo bảng tiêu chí đánh giá được chúng tôi giới thiệu trong Phụ lục của công trình.