Sử dụng hồ sơ đọc trong giai đoạn đọc chia sẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 44 - 46)

Đây là giai đoạn tiên khởi của tiến trình hướng dẫn HS đọc thơ hiện đại, hay còn gọi là giai đoạn đọc mẫu. Ở đây, GV đọc “mẫu” trước HS một VB thơ hiện đại để HS hình dung được hoạt động đọc diễn ra như thế nào, những thao tác/kĩ thuật/chiến thuật nào cần được sử dụng và sử dụng ra sao. Đồng thời, GV có thể tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về những gì HS vừa quan sát. Nền tảng tri thức trong giai đoạn này là điều kiện để HS luyện tập và vận dụng trong các giai đoạn tiếp theo. Hình thức chủ đạo của giai đoạn này là chia sẻ thông qua các bước sau:

 GV lựa chọn VB thơ hiện đại mà HS chưa được tiếp cận trên lớp và đọc một/một số đoạn/khổ thuộc VB. Với mỗi đoạn/khổ thơ vừa đọc, GV trình diễn cho HS cách lựa chọn và áp dụng các thao tác/kĩ thuật/chiến thuật để đọc hiểu đoạn/khổ thơ ấy. GV cũng cần lí giải cụ thể cho HS về các lựa chọn của mình bằng cách sử dụng kĩ thuật think-aloud (cuốn phim trí óc) để “nói to” về những điều diễn ra trong nhận thức của bản thân khi đọc VB. GV nên yêu cầu HS ghi chú cẩn thận (chiến thuật ghi chú bên lề) khi quan sát hoạt động đọc mẫu, nhất là các vấn đề còn băn khoăn, lúng túng.

 GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về nội dung thể nghiệm trên với các bạn đọc khác trong lớp và với GV. Cuộc thảo luận có thể được dẫn dắt và điều khiển qua hệ thống câu hỏi sau: Thầy/cô đã sử dụng những kĩ năng và chiến thuật nào trong khi đọc đoạn/khổ thơ này và tiến hành ra sao? Thầy/cô giám sát cách hiểu của mình về đoạn/khổ vừa đọc bằng cách nào? Theo em, điều gì là cần thiết/khó thực hiện nhất trong quá trình đọc vừa rồi?...

 GV dành thời gian cho HS thực hành nhanh một/một số kĩ năng và chiến thuật vừa hướng dẫn (theo nhóm) để củng cố lại những trải nghiệm trên, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời nhằm chuẩn bị tốt cho việc luyện tập của mỗi HS.

Để nâng cao chất lượng giai đoạn đọc chia sẻ, chúng tôi đề xuất đưa HSĐ thơ hiện đại vào giai đoạn này và tiến hành như sau:

 Trước tiên, GV xác định các kĩ năng đọc thơ hiện đại cần hình thành cho HS và tổ chức có dụng ý các nội dung trong HSĐ. GV có thể tổ chức HSĐ theo bố cục tương ứng với các yếu tố đặc trưng của thể loại như cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp, tư tưởng, cái tôi trữ tình, ngôn ngữ, biểu tượng, nhạc tính, yếu tố tượng trưng, siêu thực… Hoặc cũng có thể được cấu trúc theo các kĩ năng đọc thơ hiện đại cần rèn luyện như hình dung tưởng tượng; liên hệ, kết nối; giải mã chủ đề, thông điệp, tư tưởng…

Với mỗi đề mục/nhiệm vụ, GV chia sẻ về các thao tác đã tiến hành và những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện. Từ đó, HS dễ dàng hình dung được bộ khung tiến trình đọc hiểu, biết cách áp dụng vào việc đọc của mình. HSĐ mẫu lúc này có chức năng minh họa trực quan về hành trình và kết quả đọc thơ hiện đại của bạn đọc tích cực GV. Thay vì HS chỉ tiếp cận về những nội dung lí thuyết, HSĐ đã trở thành ví dụ sống động và thu hút sự chú ý của HS THPT bởi đó là sáng tạo độc đáo của cá nhân.

 GV có thể tổ chức cho HS quan sát và thảo luận về HSĐ mẫu trước khi bắt đầu hoạt động chia sẻ. Khuyến khích HS tiếp cận HSĐ mẫu, GV đã kích hoạt ấn tượng ban đầu của mỗi cá nhân về thế nào là bạn đọc thơ hiện đại hiệu quả và tích cực, thế nào là kết quả đọc thành công… bằng con đường trực quan sinh động. HSĐ đã trở thành phương tiện kết nối giữa bạn đọc GV và bạn đọc HS, nhờ vậy có ưu thế trong việc khơi gợi tâm thế đón đợi việc học đọc thơ hiện đại của HS. Ở bước này, HS cũng nên được trao quyền lựa chọn nội dung/sản phẩm đọc VB thơ hiện đại trong HSĐ mà HS muốn được nghe chia sẻ của GV. Sự tôn trọng và khuyến khích nhu cầu tìm hiểu của HS sẽ lôi cuốn HS lắng nghe tích cực trong suốt quá trình quan sát việc “đọc mẫu”.

 Khi tiến hành “đọc mẫu”, GV nên tập trung làm rõ mối tương quan giữa quá trình đọc thơ hiện đại và việc thực hiện minh chứng phản ánh quá trình đó. Như vậy, HS vừa có được những hình dung về cách đọc thể loại thơ hiện đại vừa biết cách chứng tỏ được khả năng đọc thể loại này của bản thân.

 GV nên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế và giới thiệu HSĐ đến HS (bên cạnh hình thức truyền thống). Dưới dạng thức này, HS có nhiều thuận lợi trong việc tham khảo lại HSĐ mẫu bất cứ khi nào có nhu cầu nhằm phục vụ cho việc đọc thơ hiện đại và thực hiện HSĐ cá nhân. Đồng thời, các tính năng trình hiện của

công nghệ thông tin có thể khiến hình thức HSĐ có hiệu ứng trực quan đa dạng, phong phú và gây ấn tượng mạnh với HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 44 - 46)