Sử dụng hồ sơ đọc trong vòng đọc 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 57 - 60)

Theo mô tả của Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2020), chúng tôi xác định được vòng đọc 2 là “vòng HS đọc VB” thơ hiện đại “tại lớp với sự tham gia của cộng đồng diễn giải

là GV, các HS khác và có sự hướng dẫn từ GV”46. Trong vòng đọc này, GV cần khai thác tính hấp dẫn và thú vị của các hoạt động giao tiếp văn học bằng cách tổ chức cho HS chia sẻ về kết quả đọc VB thơ hiện đại ở vòng đọc 1 trước cộng đồng diễn giải (GV và các bạn học) nhằm hướng đến:

 Tạo tâm thế đọc VB thơ hiện đại cho HS: HS có cơ hội trình bày những quan điểm, kiến giải, suy ngẫm … của cá nhân về VB với GV và các bạn đọc đồng cấp. Với việc tham gia chia sẻ, HS có cơ hội trình bày những quan điểm, kiến giải, suy ngẫm … của cá nhân về VB với GV và các bạn đọc đồng cấp. HS có thể thoải mái bày tỏ những vấn đề mong muốn trao đổi về VB với cộng đồng đọc trong lớp. Khi ấy, các em chính thức bước vào cuộc giao tiếp văn học với tâm thế chủ động và tích cực. Dưới hình thức lắng nghe, HS cũng dự phần vào không gian tương tác văn học, có thể hình thành những cảm xúc mới và những góc nhìn mới về VB, qua đó kích hoạt tâm thế đón đợi hoạt động tìm hiểu chi tiết VB diễn ra sau đó.

 Tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cách kiến giải ban đầu của bản thân về VB: Thông qua vòng đọc 2, HS “bước đầu có thể điều chỉnh “bộ khung dự hướng” của bản thân về VB, tạo thuận lợi cho việc giải mã ở các giai đoạn sau”47 từ việc tham khảo kết quả đọc VB của các bạn đọc khác, trao đổi và thảo luận về những nội dung đã chia sẻ/lắng nghe… Qua đó, HS tự nhìn nhận lại cách hiểu của bản thân về VB, đánh giá sơ bộ về kiến giải của bản thân và có những điều chỉnh để phát triển cách hiểu về VB thơ hiện đại đã đọc.

 Định hướng HS nhận thức về tính sống động và hấp dẫn của hoạt động đọc thơ hiện đại: vòng đọc 2 giúp HS cảm nhận sâu sắc về bản chất giao tiếp của hoạt động đọc, bởi cuộc đối thoại không chỉ là diễn ra giữa độc giả với VB (như vòng đọc 1 và vòng đọc 2) mà còn giữa các độc giả với nhau. “Nếu GV biết cách tổ chức thì tính tương tác, giao tiếp, đối thoại của hoạt động đọc trong lớp học sẽ rất thú vị.”48 Xây dựng được không khí đối thoại trong giờ học đọc, GV đã góp phần giúp HS cảm nhận được tính sống động của hoạt động đọc thơ hiện đại, từ đó kích hoạt HT đọc của HS.

46

Như vậy, phương diện hấp dẫn nhất của vòng đọc 2 so với các vòng đọc khác là có tính giao tiếp tương tác giữa nhiều đối tượng về VB thơ hiện đại được đọc. Việc sử dụng HSĐ mà mỗi HS đã xây dựng trước khi đến lớp để tổ chức các hoạt động chia sẻ HSĐ có thể kiến tạo tâm thế đọc VB thơ hiện đại cho HS. Việc chia sẻ này không phải là báo cáo lại kết quả đọc VB tại nhà mà phải mang tính chất của cuộc giao tiếp thực sự. Ở đó HS giới thiệu đến các bạn đọc khác những suy ngẫm, chiêm nghiệm, phát hiện… của cá nhân về VB và mong đợi nhận được sự đóng góp từ cộng đồng đọc lớp học. Đối với lứa tuổi HS THPT, hoạt động trên đáp ứng nhu cầu về thể hiện cá tính và thiết lập bản sắc cá nhân cũng như nhu cầu đối thoại bình đẳng của HS. Đồng thời, việc lắng nghe chia sẻ của các bạn đọc khác về HSĐ của họ cũng mang lại cho HS niềm hứng khởi trong giờ đọc thơ hiện đại bởi: thứ nhất, HS được thể nghiệm cách mà bạn mình tiếp cận VB và có những đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp; thứ hai, cuộc giao tiếp văn học có khả năng lôi cuốn HS nhập tâm vào việc đọc trữ tình hiện đại, ý thức rõ về vai trò chủ thể đọc tích cực của mình; thứ ba, HSĐ là không gian đọc riêng biệt, cá tính, sáng tạo của mỗi bạn đọc, do vậy hoạt động chia sẻ sẽ thu hút được sự chú ý, quan tâm… của những bạn đọc đồng cấp. Hoạt động chia sẻ HSĐ thơ hiện đại có thể được tiến hành theo những gợi ý dưới đây:

 GV mời một số HS giới thiệu về HSĐ thơ hiện đại trước lớp. Các HS còn lại trao đổi và đóng góp về HSĐ của bạn, chia sẻ những điều cảm thấy thú vị khi lắng nghe phần giới thiệu trên hoặc những điểm gặp gỡ với HSĐ của bản thân… Cách thức này có thể tập trung sự chú ý của tất cả HS trong lớp, lôi cuốn HS vào cuộc thảo luận đọc trên diện rộng. Ngược lại, một điểm hạn chế là GV khó có thể trao nhiều cơ hội chia sẻ cho HS bởi khuôn khổ thời lượng của tiết học.

 GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm nhỏ theo nguyên tắc vòng tròn giao tiếp. Như vậy, mỗi HS đều có cơ hội được chia sẻ và thảo luận với các bạn đọc khác. GV nên áp dụng hình thức này khi các HS đã hiểu rõ bản chất cũng như cách thức tiến hành cuộc giao tiếp về HSĐ. Có như vậy, dù không có sự giám sát của GV ngay lúc đó, HS vẫn có ý thức tham gia nghiêm túc trong vòng tròn chia sẻ HSĐ và biết cách làm thế nào để hoạt động chia sẻ trở nên sôi nổi. Điểm hạn chế là GV khó

khăn hơn trong việc kiểm soát hiệu quả của các cuộc giao tiếp. Thêm nữa, phạm vi giao tiếp thu hẹp lại so với hình thức trên.

 GV cũng có thể kết hợp hai hình thức bằng cách vừa tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm vừa mời một số cá nhân chia sẻ trước lớp. Tuy nhiên, GV cần cân nhắc kĩ về mặt thời lượng bởi đây không phải là hoạt động trọng tâm của tiết học. Nếu dành quá nhiều thời gian cho hoạt động này, GV không thể đảm bảo đủ thời lượng cho các hoạt động đọc thơ hiện đại tiếp theo.

 GV cũng có thể tạo tâm thế đọc cho HS trước giờ đọc thơ hiện đại trên lớp. Mỗi HS được mời đặt HSĐ thơ hiện đại của mình vào góc chia sẻ văn học của lớp (do GV bố trí hoặc HS đề xuất). GV yêu cầu HS tìm đọc và phản hồi về HSĐ của bạn đọc khác trong lớp. Để đảm bảo mọi HSĐ đều có độc giả phản hồi, GV có thể quy định hoặc cho HS bốc thăm ngẫu nhiên về HSĐ mà mình cần trao đổi và đóng góp ý kiến. HS có thể trao đổi trực tiếp hoặc ghi phản hồi trong HSĐ của bạn và cần có minh chứng lưu lại. Bên cạnh đó, HS được tự do tham khảo và phản hồi về các HSĐ khác mà HS ấn tượng. Với hoạt động trên, GV đã góp phần phát triển cuộc giao tiếp văn học ở ngoài phạm vi giờ học đọc thơ hiện đại, gắn kết cá nhân với việc đọc và giao tiếp về VB thơ hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 57 - 60)