Chúng tôi đã phỏng vấn cô Nguyễn Thị Thu Hà – Tổ trưởng tổ Ngữ văn Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, GV hướng dẫn thực tập và cũng là người đồng hành xuyên suốt trong các tiết dạy thực nghiệm. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau:
3.4.2.1. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng hồ sơ đọc trong việc phát triển hứng thú đọc thơ hiện đại của HS THPT
Đánh giá tác động của HSĐ đến HT tự đọc VB thơ hiện đại ở nhà (vòng đọc 1): cô Thu Hà cho rằng việc sử dụng hình thức HSĐ đã khơi gợi được HT của HS đối với việc tự đọc trước VB ở nhà so với hình thức soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Điều này thể hiện qua việc HS khá thích thú và sẵn sàng chia sẻ HSĐ trước lớp, chủ động dành thời gian đọc và chia sẻ cảm nhận cá nhân về VB, không sao chép hay ỷ vào tài liệu tham khảo.
Đánh giá về hiệu quả của năm dạng bài tập được sử dụng: cô Thu Hà đánh giá năm dạng bài tập trên đã mang lại hứng thú cho đối tượng HS, cụ thể là qua “thái độ tích cực của HS khi thực hiện các bài tập; qua chất lượng của bài tập cũng như sự
Đánh giá tác động của HSĐ đối với việc tham gia các hoạt động đọc trên lớp của HS: Theo cô Thu Hà, qua việc tổ chức cho HS thực hiện HSĐ, GV đã giúp HS tham gia hiệu quả, tích cực các hoạt động học tập trong tiết dạy thực nghiệm. Các biểu hiện được ghi nhận là: HS đã có những hình dung, ấn tượng ban đầu về VB trước khi đến khi đến lớp; “chủ động, tự tin tham gia các hoạt động học tập được GV tổ chức, đặc biệt là các hoạt động thảo luận về nội dung trọng tâm VB”.
Đánh giá hiệu quả của hoạt động chia sẻ HSĐ ở phần đầu tiết học đối với HT đọc của HS: cô Thu Hà nhấn mạnh “hiệu quả lớn nhất của hoạt động chia sẻ HSĐ là khơi gợi HT cho HS bắt đầu bài học mới”. Với việc tổ chức cho HS chia sẻ đa dạng các dạng bài khác nhau, HS có cơ hội cùng trao đổi, tiếp nhận các ý kiến mới, góc nhìn mới về VB. Nhờ vậy, “HS có tâm thế mong chờ được tìm hiểu sâu hơn về VB, để đối chiếu những cách hiểu đó với nhau”.
Đánh giá về hiệu quả của hoạt động phỏng vấn về HSĐ đối với mỗi cá nhân:
cô Thu Hà đánh giá cao hiệu quả của hoạt động này trong việc cải thiện kĩ năng đọc của HS vì HS có thể “tự đánh giá lại hoạt động đọc của mình dưới sự định hướng của GV, biết được những điểm mình làm tốt và cần cải thiện cũng như làm thế nào để có thể cải thiện những hạn chế của mình…”. Thêm vào đó, cô cũng đề cập đến tác động tích cực của hình thức này đến ý thức và động lực học tập của HS, “phát triển cho HS những kĩ năng cần thiết khác như kĩ năng giao tiếp (nói và nghe), tự đánh giá, giải quyết vấn đề…”.
Ngoài ra, GV tham gia phỏng vấn cũng đánh giá cao về các hiệu quả khác của HSĐ đối với HS như phát triển NL tiếp nhận văn học, NL tự học và sáng tạo…
3.4.2.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp sử dụng HSĐ
Đánh giá tính khả thi của việc triển khai hình thức HSĐ vào thực tế dạy học ở nhà trường PT: Cô Thu Hà nhận định rằng hình thức này phù hợp để triển khai trong dạy học hiện nay vì quy trình và cách thức hướng dẫn HS thực hiện HSĐ không quá phức tạp, phù hợp để triển khai trong học kì/năm học làm căn cứ cho việc đánh giá, nhận xét về tiến bộ của HS. Đồng thời, cô cũng cho rằng các biện pháp trên phù hợp với tiến trình dạy đọc VBVH, “GV có thể linh hoạt đưa HSĐ vào nội dung hoạt động nào đó nhằm giúp HS đạt được các mục tiêu bài học”.
Đánh giá tính phù hợp của các biện pháp sử dụng HSĐ đối với định hướng CTNV 2018: Theo cô Thu Hà, các biện pháp sử dụng HSĐ rất phù hợp với định hướng NL của CT mới. “Thứ nhất, hình thức này giúp phát triển NL tiếp nhận văn học của HS. Thứ hai, việc cho HS làm HSĐ có thể phát triển các NL chung như NL tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề, giao tiếp.”
3.4.2.3. Đề xuất của GV liên quan đến các hoạt động thực nghiệm
Dưới đây là các đề xuất của cô Thu Hà về các hoạt động thực nghiệm: Đối với hoạt động cho HS làm HSĐ để chuẩn bị bài:
+ GV cần đa dạng các dạng bài tập hơn bởi vì năm dạng bài tập được triển khai chỉ tập trung một số phương diện của thể loại. Mặt khác, cần có thêm các bài tập tổng hợp để giúp HS hình dung toàn diện về cách đọc VB thơ hiện đại theo đặc trưng thể loại.
+ Trong giai đoạn đầu triển khai, GV cần có những thỏa thuận trước với HS và nhắc nhớ HS liên tục trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn như mỗi HS phải thử sức ở nhiều dạng bài tập, không đóng khung trong bài tập sở trường của mình…
Đối với hoạt động chia sẻ HSĐ trên lớp:
+ Vì thời gian tiết học không cho phép nên số lượng HS được chia sẻ HSĐ rất ít. Cho nên, GV cần chú ý tính luân phiên trong quá trình dạy học, để tất cả HS đều có cơ hội tham gia.
+ GV cần chú ý gọi HS có hồ sơ tốt lẫn hồ sơ chưa tốt, những em đã hoàn thành tốt và những em gặp khó khăn. Càng đa dạng đối tượng chia sẻ, GV càng thấu hiểu hơn về những điều HS mong chờ được làm rõ về VB, những khó khăn của HS… từ đó linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hoạt động học tập.
+ Khi tiến hành hoạt động chia sẻ, thứ nhất, GV cần tương tác thường xuyên với HS trong quá trình HS thực hiện HSĐ để có sự định hướng phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh đó, GV nên khai thác sâu hơn về tương tác giữa HS với HS. Sự tương tác này rất có ý nghĩa đối với sự tiến bộ của HS vì HS có cơ hội trao đổi và học hỏi ở những bạn
đọc cùng lứa tuổi. Thứ hai, GV cần chú ý công việc phản hồi về HSĐ của HS: phản hồi nhằm mục đích gì, ở thời điểm nào là phù hợp, những nội dung cần phản hồi… Bởi khi dành công sức thực hiện sản phẩm đọc nào đó, mỗi HS đều mong muốn đón nhận phản hồi của GV, đặc biệt là đóng góp xây dựng, khen ngợi… Thứ ba, GV cần
kết nối việc sử dụng hồ sơ đọc với các mục tiêu cần đạt của CT học để HS thấy rằng việc làm HSĐ thật sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của HS.