Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 38 - 40)

1.2.1. Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc thơ hiện đại của HS lớp 11 trong chương trình hiện hành và chương trình Ngữ văn năm 2018

Việc đọc và học thơ nói chung rất được chú trọng trong CTNV cấp THPT. Là một trong bốn thể loại lớn của văn học (bên cạnh truyện, kí, kịch), hoạt động đọc thơ góp phần phát triển các NL đặc thù của môn Ngữ Văn, đặc biệt là NL văn học. Bên cạnh đó, đọc thơ là một hoạt động thẩm mĩ – nhân văn bồi đắp cho HS những phẩm chất tốt

Thông qua những chủ đề gần gũi với lứa tuổi HS thanh thiếu niên (như tình yêu cuộc sống, tình yêu tuổi trẻ, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình…), các tác phẩm thơ nói chung và thơ hiện đại nói riêng đã nuôi dưỡng những giá trị nhân văn cao đẹp trong tâm hồn của mỗi HS, “giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn”.

Trong CTNV hiện hành khối lớp 11, thơ hiện đại là nội dung trọng tâm của học kì 2. Trong đó, HS được tiếp cận chủ yếu với các tác phẩm thuộc phong trào Thơ mới (Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Tương tư, Chiều Xuân). Dưới đây là bảng thống kê yêu cầu cần đạt của một số VB Thơ mới trong CTNV hiện hành:

Bảng 1.4. Yêu cầu cần đạt của một số VB Thơ mới trong CTNV hiện hành

Văn bản Yêu cầu cần đạt

Vội vàng Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luân lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

Tràng giang Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.

Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.

Đây thôn Vĩ Dạ

Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.

Khảo sát nội dung dạy đọc trong CTNV năm 2018, chúng tôi thấy rằng việc đọc và học thơ nói chung rất được chú trọng trong CT. Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc thơ của khối lớp 11 trong CTNV năm 2018 được quy định như sau:

Bảng 1.5. Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc thơ của HS lớp 11 trong CTNV 2018

Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết, phân tích và đánh giá được đề tài, chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi gắm đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ VB.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết, phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố đặc trưng trong thơ như ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. Nhận biết và phân tích vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ.

Liên hệ, so sánh,

kết nối

- So sánh VB với VB, liên hệ với bối cảnh để hiểu sâu hơn về VB được đọc, đánh giá và phê bình VB.

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của VBVH trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

Khóa luận kết hợp yêu cầu cần đạt về nội dung được quy định cho mỗi VB thơ hiện đại trong CTNV hiện hành với yêu cầu về kĩ năng đọc thơ hiện đại của CTNV năm 2018 làm tiền đề triển khai các biện pháp sử dụng HSĐ phát triển HT đọc cho HS lớp 11. Như vậy, mục tiêu phát triển HT đọc thơ hiện đại được triển khai song song với việc đáp ứng yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng đọc thơ hiện đại của HS THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)