Sử dụng hồ sơ đọc trong giai đoạn học sinh tự đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 48 - 55)

Trong CTNV 2018, HS tự đánh giá là một trong các hình thức đánh giá thường xuyên cần diễn ra liên tục trong quá trình dạy học. Đó là “hình thức đánh giá mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. HS sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điểm

cần thay đổi để hoàn thiện bản thân.”40 Hình thức trên giúp HS tự nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu, những giới hạn có thể bứt phá, các khó khăn trong học tập cũng như có khả năng tự đề ra các giải pháp để tiến bộ hơn trong các nhiệm vụ học tập tiếp theo. Nhận thấy tầm quan trọng của việc tự đánh giá, chúng tôi bổ sung giai đoạn thứ tư: giai đoạn HS tự đánh giá về hoạt động đọc vào mô hình đọc ba giai đoạn được nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam giới thiệu. Ở đây, giai đoạn tự đánh giá được hiểu là giai đoạn HS tự nhìn lại hành trình đọc thơ hiện đại của bản thân qua các công việc đọc đã thực hiện và tự nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ đọc của mình. Rèn luyện cho HS kĩ năng phối hợp nhuần nhuyễn giữa việc tự đánh giá và thực hành đọc thơ hiện đại góp phần định hình HS trở thành bạn đọc độc lập và thành thạo, tự tin và bản lĩnh.

So với các hình thức khác, HSĐ có nhiều ưu thế trong việc khuyến khích HS tự đánh giá về hoạt động đọc thơ hiện đại. Bằng việc đọc lại HSĐ, HS có thể nhìn lại cả chặng đường đọc của mình, bao gồm những bước tiến và nỗ lực ở các giai đoạn khác nhau. Đó là những dữ liệu xác thực để làm căn cứ cho HS tự đánh giá chính xác về sự thể hiện của mình trong hoạt động đọc thơ hiện đại. Có thể tổ chức hoạt động tự đánh giá qua HSĐ như sau:

 GV yêu cầu HS thường xuyên tự nhận xét về mỗi sản phẩm đọc thơ hiện đại của mình trong HSĐ. Để HS biết cách thức tự đánh giá, GV có thể thiết kế các công cụ hỗ trợ như phiếu nhận xét, bảng kiểm (checklists), bảng tiêu chí (rubric)… Các minh chứng tự nhận xét trên cần phải được lưu lại trong HSĐ như một yêu cầu bắt buộc về nội dung.

 Sau mỗi giai đoạn thực hiện (tháng/quý/học kì/năm học), GV có thể tổ chức các buổi phỏng vấn với HS. Ở đó GV và HS cùng trao đổi về những gì HS đã làm và đã đạt được qua việc thực hiện HSĐ thơ hiện đại. GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả tự đánh giá của bản thân về quá trình xây dựng HSĐ bằng những câu hỏi mang tính chất đối thoại gợi mở. Có thể tham khảo hệ thống câu hỏi của Darryn Diuguid (2018):

Em thích nội dung nào trong hồ sơ này?

40 Dự án Việt – Bỉ (2010). Dạy và học tích cực – Một số kĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực. NXB ĐHSP, 294-295.

Em nghĩ mình đã làm tốt điều gì?

Nó cho thấy sự cải thiện nào so với trước đó?

Em có gặp khó khăn với nội dung nào trong hồ sơ này không? Em có thể nói cho thầy/cô biết cụ thể chỗ nào? Làm thế nào em khắc phục được nó?

Có điều gì về hồ sơ này mà em không thích? Có điều gì em muốn hoàn thiện không?

Em đã tiếp cận với nhiệm vụ này như thế nào?

Hoặc hệ thống câu hỏi được đề xuất bởi tổ chức giáo dục Intel:

 “Liệu rằng hồ sơ của em có thể hiện sự trưởng thành hoặc sự thay đổi nào trong suốt thời gian học tập và có chứng minh được em đã tiến bộ hay không?

Hồ sơ học tập của em có bao gồm toàn bộ những gì em đã làm và đã hoàn thành hay không?

Hồ sơ học tập của em có bao gồm những phản ánh có suy nghĩ về thành tích đạt được và quá trình học tập không?

Hồ sơ học tập của em có bao gồm mục tiêu cho việc học sắp tới không?

Hồ sơ học tập của em có lượng thông tin thích đáng không?

Hồ sơ học tập của em có thể hiện chất lượng các công việc đa dạng em đã làm không?

Hồ sơ học tập của em có bao gồm sự đa dạng thích hợp trong mỗi loại thành phần của hồ sơ không?”41

Từ các gợi ý trên đây, chúng tôi thiết lập một số đề mục mà HS cần tự đánh giá trong HSĐ ở giai đoạn thứ tư này:

(a) Tự đánh giá về sản phẩm đọc trong HSĐ

 Thành công (Ưu điểm) của mỗi sản phẩm  Điểm chưa hoàn thiện trong mỗi sản phẩm

 Điều muốn thay đổi/điều chỉnh để sản phẩm đọc tốt hơn

 Sản phẩm đọc cho thấy tiến bộ rõ rệt nhất và lí do  Sản phẩm đọc hài lòng nhất và lí do

 Sản phẩm đọc mà bản thân cảm thấy chưa hài lòng và lí do

(b) Tự đánh giá về tổng thể HSĐ thơ hiện đại

 Các thành tựu của HSĐ  Nội dung tốt nhất trong HSĐ

 Những điểm chưa hoàn thiện của HSĐ

 Điều muốn thay đổi/điều chỉnh để HSĐ trở nên ấn tượng và tuyệt vời hơn  Mức độ hoàn thành HSĐ của bản thân so với các tiêu chí đặt ra

(c) Tự đánh giá về tiến bộ bản thân

 Những điều đã học được  Tiến bộ của bản thân

 Những điểm chưa hài lòng và hướng khắc phục

 Thế mạnh và hạn chế trong hoạt động đọc thơ hiện đại

Hoạt động tự đánh giá của HS cần bám sát các yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc thơ hiện đại. Sử dụng HSĐ trong giai đoạn này giúp định hướng HS tự đánh giá về mức độ đạt được của bản thân so với các tiêu chí/mục tiêu đọc đã đề ra. Vì vậy, khi triển khai các phiếu tự đánh giá, GV cần cung cấp các tiêu chí gắn với đặc trưng thể loại này. Đó là cơ sở để HS tự đánh giá, nhận xét một cách chính xác và nghiêm túc về HSĐ cá nhân. GV có thể tham khảo một số tiêu chí dưới đây:

HSĐ phản ánh được kĩ năng đọc thơ hiện đại theo đặc trưng thể loại qua các minh chứng đọc. Mỗi sản phẩm thể hiện được một hoặc một số thành tố kĩ năng đọc thơ hiện đại42 sau:

42 Tham khảo từ Nguyễn Thị Thanh Lâm (2017), Đoàn Thị Thanh Huyền (2017), Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2020).

+ Nhận biết được các thông tin và đặc điểm bề nổi của VB thơ hiện đại như các yếu tố đặc trưng thể loại thể hiện trong VB (nhân vật trữ tình, âm điệu, hình ảnh, các yếu tố ngôn ngữ…) và các thông tin cho biết về đề tài, chủ đề, cảm hứng...

+ Phân tích, kết nối thông tin để tạo nghĩa cho VB thơ hiện đại, hiểu rõ các phương diện nội dung (chủ đề, tư tưởng, thông điệp, cảm hứng sáng tạo, tình cảm, cảm xúc…) cũng như nghệ thuật (giá trị thẩm mĩ, đặc sắc nghệ thuật…) của VB, khái quát hóa các giá trị của VB.

+ Phản hồi, đánh giá ý nghĩa và giá trị của VB thơ hiện đại của VB thơ hiện đại, “nhận xét, đánh giá về VB trên cơ sở liên hệ/kết nối với bản thân, với cuộc sống xã hội, với các VB khác; rút ra những bài học cho bản thân (bài học liên quan đến các giá trị nội dung và nghệ thuật”43 của VB thơ hiện đại).

+ Vận dụng hiểu biết về VB thơ hiện đại vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống cá nhân và xã hội.

HSĐ được cấu trúc phù hợp với đặc trưng thể loại thơ hiện đại. Các minh chứng đọc được tổ chức làm nổi bật đặc trưng của việc đọc thơ hiện đại. Chẳng hạn, có thể tổ chức các đề mục HSĐ theo các yếu tố đặc trưng thể loại như nhân vật trữ tình, ngôn ngữ và hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật…

HSĐ thể hiện được tiến bộ của HS về phương diện nào đó trong kĩ năng đọc thơ hiện đại. Chẳng hạn, cho thấy được tiến bộ của bản thân về kĩ năng phân tích, đánh giá giá trị thẩm mĩ của hình ảnh thơ/nhân vật trữ tình/kết cấu… trong VB.

Tùy thuộc vào mục tiêu dạy đọc thơ hiện đại, GV điều chỉnh để cụ thể hóa các tiêu chí trên và cung cấp cho HS. Dưới đây là một số mẫu phiếu hướng dẫn HS tự đánh giá mà GV có thể tham khảo:

Phiếu tự đánh giá về sản phẩm đọc thơ hiện đại A. Mô tả

VB:

Nhiệm vụ được giao: Hình thức sản phẩm:

Lí do tôi lựa chọn đưa sản phẩm này vào HSĐ cá nhân:

B. Tự đánh giá về sản phẩm

Sản phẩm này đã đáp ứng được các tiêu chí [lưu ý các tiêu chí cần bám sát đặc trưng thể loại thơ hiện đại]:

Các tiêu chí chưa đáp ứng [lưu ý các tiêu chí cần bám sát đặc trưng thể loại thơ hiện đại]:

Điều tôi tâm đắc nhất:

Điều tôi chưa hài lòng và hướng khắc phục:

Khó khăn gặp phải và cách tôi khắc phục khó khăn ấy (nếu có):

C. Tự đánh giá về tiến bộ của bản thân

Những điều tôi học được qua nhiệm vụ [lưu ý các tiêu chí cần bám sát đặc trưng thể loại thơ hiện đại]:

Tiến bộ của tôi sau khi thực hiện nhiệm vụ [lưu ý các tiêu chí cần bám sát đặc trưng thể loại thơ hiện đại]:

Những điều tôi thấy mình cần rèn luyện thêm: Biện pháp rèn luyện:

Ý kiến cuối cùng tôi muốn bổ sung là:

Phiếu tự đánh giá về hoạt động thơ hiện đại của bản thân Mô tả

Quá trình đọc: từ …. đến ….. (Thời gian) Số lượng sản phẩm đọc tập hợp trong HSĐ:

Tiêu chí lựa chọn các sản phẩm này [lưu ý các tiêu chí cần bám sát đặc trưng thể loại thơ hiện đại]:

Điều HSĐ cho thấy về tôi:

Bảng kiểm về HSĐ thơ hiện đại

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá

Hài lòng Chấp nhận được

Chưa hài lòng

Tính hoàn chỉnh và đa dạng: đảm bảo

cấu trúc và các nội dung được yêu cầu, các sản phẩm đọc phong phú, đa dạng.

Tính sáng tạo: tập hợp các sản phẩm đọc

là sáng tạo của cá nhân, không sao chép vay mượn; trình bày và tổ chức HSĐ độc đáo, ấn tượng.

Tính phản ánh: cho thấy được tiến bộ và

nỗ lực trong hoạt động đọc thơ hiện đại.

Tính hệ thống: nội dung được tổ chức khoa học, hợp lí, các sản phẩm đọc được sắp xếp theo năng lực hoặc theo nhiệm vụ.

Phản hồi về HSĐ

Thành tựu của HSĐ [lưu ý các tiêu chí bám sát đặc trưng thể loại thơ hiện đại]: Nội dung tốt nhất trong HSĐ:

Điểm chưa hoàn thiện của HSĐ: Hướng khắc phục:

Tự đánh giá về tiến bộ của bản thân

Những điều tôi học được qua các nhiệm vụ đọc [lưu ý các tiêu chí cần bám sát đặc trưng thể loại thơ hiện đại]:

Tiến bộ của tôi sau khi thực hiện các nhiệm vụ đọc [lưu ý các tiêu chí cần bám sát đặc trưng thể loại thơ hiện đại]:

Biện pháp rèn luyện:

Ý kiến cuối cùng tôi muốn bổ sung là:

Nếu khai thác hiệu quả các tiềm năng của HSĐ trong tiến trình hướng dẫn HS đọc thơ hiện đại, GV sẽ giúp HS tiến gần hơn đến hình mẫu bạn đọc tích cực và chủ động, có niềm HT đọc thơ hiện đại và có thể tự đọc suốt đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 48 - 55)