Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 80 - 81)

Nhằm đáp ứng mục đích thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành quy trình cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Gặp gỡ, khảo sát và chuẩn bị tâm thế cho HS lớp thực nghiệm.

+ Làm quen lớp thực nghiệm, tổ chức khảo sát để đánh giá về HT đọc thơ hiện đại của HS ở thời điểm hiện tại.

+ Thông báo với HS về việc thực hiện HSĐ thơ hiện đại và các hoạt động có sử dụng HSĐ trong suốt tiến trình. Trước buổi gặp HS, chúng tôi nhờ GV giảng dạy chuyển đến HS tư liệu giới thiệu các dạng bài tập nhật kí đọc thơ hiện đại và các sản phẩm mẫu trong thời gian nghỉ học (tháng 2/2020). Buổi gặp gỡ trên lớp nhằm giúp HS hiểu rõ về mục đích và cách thức tạo lập HSĐ, đồng thời để HS có cơ hội trao đổi trực tiếp với GV về những vướng mắc, nguyện vọng của bản thân trước khi tham gia thực nghiệm. Chúng tôi thống nhất với HS kế hoạch thực hiện HSĐ (thời gian, số lượng sản phẩm đọc cần tập hợp, các yêu cầu về phản hồi và đánh giá) và khuyến khích HS phản hồi (đề xuất, điều chỉnh, bổ sung…) về các tiêu chí đánh giá được GV thực nghiệm đưa ra.

+ Gửi giáo án thực nghiệm về Tổ trưởng chuyên môn và xin ý kiến góp ý.  Giai đoạn 2: Triển khai các nội dung thực nghiệm

+ Triển khai cho HS sử dụng HSĐ để tham gia vòng đọc độc lập tại nhà: HS được yêu cầu tự đọc VB ở nhà và ghi lại kết quả đọc của mình vào HSĐ (bằng việc lựa chọn 1 trong 5 mẫu bài tập nhật kí đọc thơ hiện đại). GV phản hồi về sản phẩm đọc của mỗi HS trước tiết học đọc.

+ GV tổ chức cho HS chia sẻ HSĐ ở vòng đọc trên lớp trong các tiết dạy thực nghiệm.

+ Sau mỗi giờ dạy, GV yêu cầu HS tự đánh giá về việc thực hiện HSĐ thơ hiện đại của cá nhân dựa vào mẫu phiếu tự nhận xét được cung cấp.

+ GV phỏng vấn HS về quá trình thực hiện HSĐ, đưa ra những đánh giá và đề xuất về hoạt động đọc thơ hiện đại của mỗi em.

Giai đoạn 3: Thu thập dữ liệu sau thực nghiệm

+ Trong buổi phỏng vấn đánh giá, chúng tôi thu thập được một số dữ liệu định tính về tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng HSĐ thông qua hệ thống câu hỏi mở.

+ Cuối thực nghiệm, chúng tôi cho HS thực hiện khảo sát (bảng hỏi giấy) để thu thập dữ liệu thực tế về hiệu quả của các biện pháp đề xuất đối với việc phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS THPT.

Giai đoạn 4: Xử lí và phân tích dữ liệu sau thực nghiệm

+ Với dữ liệu phỏng vấn, chúng tôi xử lí thủ công chuyển dạng dữ liệu ghi âm thành dạng VB. Với dữ liệu khảo sát, chúng tôi nhập dữ liệu vào công cụ Google Biểu mẫu, Excel 2013.

+ Chúng tôi phân tích dữ liệu để đưa ra các diễn giải về kết quả thực nghiệm, từ đó đánh giá và kết luận về tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp sử dụng HSĐ được đề xuất. Đồng thời, nhận thấy những điểm cần điều chỉnh của nghiên cứu cũng như đề xuất về hướng phát triển của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 80 - 81)