Xuất một số dạng nhiệm vụ đọc thơ hiện đại phù hợp với hồ sơ đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 70 - 74)

Về bản chất, HSĐ là một tập hợp rỗng đòi hỏi sự tích cực và chủ động của HS trong công cuộc xây dựng nội dung. Nội dung quyết định chất lượng của HSĐ là các sản phẩm đọc được HS thực hiện và lựa chọn (work samples) để đưa vào HSĐ. Để đáp ứng mục tiêu phát triển HT đọc thơ hiện đại, GV cần chú ý đến tính hấp dẫn và thú vị của các nhiệm vụ đọc, qua việc đảm bảo các phương diện sau: (1) có ý tưởng mới lạ, độc đáo nhưng phù hợp và gần gũi với lứa tuổi HS THPT; (2) tạo được sự tương tác tích cực giữa HS với VB; (3) HS có cơ hội được lựa chọn nhiệm vụ đọc (lựa chọn nội dung, dạng thức trình bày hoặc VB đọc…); (4) đảm bảo thời gian để HS hoàn thành và (5) tổ chức các cuộc giao tiếp có ý nghĩa về VB. Các phương diện được đề xuất trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến HT của HS THPT (nhu cầu cá tính, thiết lập

các yêu cầu của dạy đọc dựa trên sự phản hồi của bạn đọc HS. Thêm nữa, khi thiết kế nhiệm vụ đọc, GV cần gắn kết với yêu cầu cần đạt của CTNV 2018. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất hai dạng nhiệm vụ HSĐ phù hợp với các yêu cầu trên: viết nhật kí đọc thơ hiện đại thực hiện phiếu học tập đọc thơ hiện đại.

2.4.1. Viết nhật kí đọc thơ hiện đại

Hình thức viết nhật kí đọc thơ hiện đại được tham khảo và điều chỉnh từ mười mẫu bài tập nhật kí đọc sách trong chương trình Câu lạc bộ sách của Taffy E. Raphael và Efreida H. Hiebert. Theo nhóm tác giả, hoạt động ghi chép nhật kí đọc có ý nghĩa khuyến khích sự tương tác giữa các cá nhân, phát huy mối liên hệ giữa đọc – viết (hai chức năng tư duy bậc cao) và trợ giúp việc đọc của HS. GV có thể hướng dẫn HS sử dụng nhật kí như một phương tiện giao tiếp (nhật kí đối thoại) hoặc như một công cụ học tập (nhật kí đọc sách, viết thư, nhật kí về một trọng điểm học tập, sổ ghi chú/sổ ghi chép tác giả). Nhật kí đọc thơ hiện đại là một dạng của nhật kí đọc (reading journals) gắn với đặc trưng thể loại thơ hiện đại. Mỗi bài tập hướng dẫn và khuyến khích HS vận dụng một hoặc một số chiến thuật đọc cần thiết, vì vậy mỗi dạng đều có tiềm năng trong việc phát triển các NL đọc đặc thù của HS. Nhóm tác giả cũng khái quát các ý nghĩa của việc sử dụng mười bài tập nhật kí đọc sách57 trên như sau:

 Phát triển NL tưởng tượng của HS qua việc thực hiện các dạng bài tập Hình ảnh, Hồ sơ nhân vật, Quan điểm.

 Thúc đẩy HS chủ động tạo nghĩa cho VB qua việc làm quen các dạng bài tập

Quan điểm hay Giải thích.

 Khuyến khích HS liên hệ kết nối VB với trải nghiệm đời sống cá nhân bằng việc giới thiệu và hướng dẫn HS thực hiện dạng bài tập Bản thân và tác phẩm.

 Phát triển NL phân tích đánh giá, liên VB để đánh giá những điểm đặc sắc và hạn chế của tác phẩm qua dạng bài tập Phê bình.

 Thu hút tâm trí của HS vào hoạt động giải mã VB bằng việc gợi ý HS lựa chọn dạng bài tập Từ hay, Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả hay Phần đặc sắc của tác phẩm.

 Rèn luyện các kĩ năng giao tiếp và hợp tác của HS, tạo được môi trường văn hóa đọc có ý nghĩa đối với sự phát triển của HS trong vai trò là bạn đọc.

 Giúp HS hiểu và biết cách sử dụng chiến thuật đọc hiệu quả hơn trong các hoạt động đọc tiếp theo.

Để phù hợp với thực tế dạy học đọc hiểu VBVH ở nhà trường PT, Nguyễn Hà Bích Vân (2016) đã thiết kế các mẫu bài tập/phiếu hướng dẫn HS viết nhật kí đọc theo đặc trưng từng thể loại văn học từ nguyên mẫu các bài tập nhật kí đọc sách của Raphael và Hiebert. Ở đây, chúng tôi cũng điều chỉnh lại nội dung mô tả về mỗi dạng bài tập nhật kí đọc sách để phù hợp với đặc trưng thể loại thơ trữ tình nói chung và thơ hiện đại nói riêng:

Bảng 2.2. Mười dạng bài tập nhật kí đọc thơ hiện đại

10 dạng bài tập nhật kí đọc thơ hiện đại

1 Hình ảnh Mỗi khi đọc bài thơ, tôi lưu giữ một hình ảnh trong đầu. Đó có thể là

hình ảnh thường trở đi trở lại trong VB hoặc là hình ảnh tôi cảm thấy ấn tượng nhất, hoặc một hình ảnh gần gũi/mới lạ đối với tôi… Tôi có thể vẽ nó ra trong nhật kí đọc thơ của mình và chia sẻ với các bạn trong nhóm. Khi vẽ, tôi cần chú thích để ghi nhớ hình ảnh đó từ đâu đến, tại sao tôi muốn vẽ hình ảnh đó và lí giải về ý nghĩa của hình ảnh trên trong bài thơ.

2 Quan điểm Khi đọc bài thơ, tôi nghĩ tác giả đã không miêu tả rõ một tâm sự, cảm

xúc nào đó của nhân vật trữ tình. Trong nhật kí, tôi có thể thay mặt tác giả miêu tả rõ hơn về tâm tình, cảm xúc ấy của nhân vật.

3 Từ hay Khi đọc bài thơ, tôi chú ý đến những từ ngữ độc đáo, mới lạ, giàu sức

tạo hình và biểu cảm, giàu nhạc tính… Tôi viết ra các từ ngữ đó, ghi chú lại các câu thơ chứa đựng nó và lí do tôi ấn tượng với những từ ngữ trên. Tôi có thể liên hệ một số VB thơ khác để cho thấy sự độc đáo trong cách dùng từ ngữ của tác giả.

4 Hồ sơ

nhân vật trữ tình

Khi đọc bài thơ, tôi tập trung vào sự biểu hiện cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, suy tư… của nhân vật trữ tình. Tôi sẽ vẽ sơ đồ thể hiện những điều tôi cảm nhận về nhân vật trữ tình: diễn biến tâm trạng, những đặc

điểm thú vị/nổi bật của cái tôi trữ tình...

5 Bản thân và

tác phẩm

Đôi lúc đọc bài thơ, tôi cảm thấy ở nhân vật trữ tình (hoàn cảnh, nỗi niềm, tâm sự), ở hình ảnh thơ có sự gần gũi với cuộc sống của mình; làm tôi trăn trở, bồi hồi… về một điều gì đó trong cuộc sống bản thân; thậm chí có thể khiến tôi thay đổi suy nghĩ, quan điểm đối với một vấn đề nào đó về con người và cuộc đời. Tôi sẽ chia sẻ trong nhật kí đọc thơ của mình.

6 Nghệ thuật và

thủ pháp đặc biệt của bài thơ

Khi đọc bài thơ, tôi nhận thấy tác giả có sử dụng một số biện pháp, thủ pháp có ý nghĩa nghệ thuật đặc sắc, khiến tôi tâm đắc, thích thú… Trong nhật kí đọc thơ hiện đại, tôi sẽ ghi lại các biện pháp, thủ pháp được tác giả sử dụng và dẫn chứng từ VB, đồng thời tôi cũng lí giải về dụng ý của tác giả khi vận dụng chúng.

7 Kết cấu Đôi khi kết cấu bài thơ rất đáng chú ý. Tôi có thể vẽ sơ đồ chuỗi/mô

hình hóa kết cấu trên và giải thích vì sao kết cấu đó đáng chú ý.

8 Phần đặc sắc

của tác phẩm

Khi đọc bài thơ, tôi cực kì tâm đắc với một số câu thơ và nghĩ rằng đó là những câu thơ đặc sắc nhất của VB. Tôi sẽ ghi lại các câu thơ đó và giải thích tại sao tôi thấy những câu ấy thú vị và đặc biệt.

9 Phê bình Khi đọc bài thơ, đôi lúc tôi tự nghĩ: “Hoàn toàn TUYỆT VỜI!!!” Có

lúc tôi nghĩ: “Nếu là tác giả, tôi sẽ viết khác hơn.” Tôi sẽ ghi ra những điểm hay và những nhược điểm cần khắc phục trong VB.

10 Giải thích Khi đọc, tôi suy nghĩ xem nhà thơ muốn nói với tôi điều gì, muốn tôi

cảm nhận gì qua bài thơ. Tôi có thể viết cách giải thích của mình trong nhật kí đọc thơ hiện đại và chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó. Tôi cần lắng nghe cách giải thích của các bạn khác để so sánh các điểm gặp gỡ và khác biệt.

Để triển khai cho HS xây dựng nội dung HSĐ từ mười mẫu bài tập trên, GV có thể tham khảo quy trình sau:

Bước 1: Giới thiệu với HS nhiệm vụ xây dựng nội dung HSĐ thơ hiện đại. Trong bước này, GV thống nhất với HS thời gian thực hiện HSĐ cũng như số lượng sản phẩm cần tập hợp trong hồ sơ cá nhân.

Bước 2: Giới thiệu với HS các mẫu bài tập nhật kí đọc thơ hiện đại mà HS cần thực hiện. GV có thể tổ chức cho HS thảo luận về đặc trưng cũng như ý nghĩa của mỗi dạng bài tập nhật kí đọc đối với hoạt động đọc thơ hiện đại. GV cần cung cấp các mẫu minh họa cho từng dạng bài tập đọc và khuyến khích HS trao đổi và phân tích theo nhóm để tự xác định đặc trưng mỗi dạng và hình dung được sản phẩm nhật kí đọc cuối cùng của mình.

Bước 3: Tổ chức cho HS thực hiện các bài tập nhật kí đọc thơ hiện đại. HS có thể chọn một trong mười mẫu bài tập nhật kí đọc được GV giới thiệu. HS đem nhật kí đọc theo trong mỗi tiết học đọc để cùng tham gia vào các hoạt động đọc thơ hiện đại trên lớp. Trong giai đoạn này, GV thường xuyên đưa ra phản hồi về các phần thực hiện của HS.

Bước 4: HS tập hợp các sản phẩm nhật kí đọc thơ hiện đại đã thực hiện vào HSĐ cá nhân theo các yêu cầu đã thống nhất với GV (số lượng bản nhật kí đọc), kèm theo các phản hồi của GV cũng như những bản tự phản hồi đánh giá của cá nhân.

Các dạng bài tập được mô tả một cách sinh động, gần gũi với những chỉ dẫn cụ thể. Điều này càng thôi thúc HS tìm tòi và trải nghiệm các dạng bài tập trên. Mỗi HS có thể lựa chọn bài tập phù hợp với thế mạnh hoặc đáp ứng nhu cầu rèn luyện của bản thân. Mặt khác, với mỗi dạng bài tập, HS lại có hình dung mới về cách tiếp cận VB thơ hiện đại, nhờ đó mà hành trình đọc thơ thêm phần thú vị. Đồng thời, với đa dạng sự lựa chọn, GV có thể kiến tạo các cuộc giao tiếp văn học về VB thơ hiện đại được học ở nhiều góc độ/cách tiếp cận khác nhau. Đó là các lí do cho thấy hình thức viết nhật kí đọc thơ hiện đại có tiềm năng phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)