sinh trung học phổ thông
Đọc thơ hiện đại đòi hỏi tính tích cực trong nhận thức và hoạt động của chủ thể đọc HS: “việc đọc thực sự (…) chỉ diễn ra một cách hiệu quả khi học sinh quan tâm và có HT đọc”34. Một HS có HT đọc sẽ chủ động, tự tin và sẵn sàng vận dụng các thao tác/kĩ thuật/chiến thuật đọc cũng như các trải nghiệm phù hợp để giải mã, cảm thụ và tạo nghĩa cho VB thơ hiện đại. Đồng thời, HT đọc sẽ thúc đẩy HS đọc mở rộng các VBthơ hiện đại trong và ngoài nhà trường. Qua trải nghiệm thẩm mĩ khi đọc thơ hiện đại, HS có cơ hội khám phá sâu sắc bản thân, đặc biệt là đời sống nội tâm, phát triển tình yêu văn học, bồi đắp những tình cảm nhân văn cao đẹp… Mặt khác, HT đọc của HS là điều kiện để các giờ học đọc hiểu thơ hiện đại diễn ra hiệu quả, tạo không khí đọc tích cực trong cộng đồng lớp học bởi sự tham gia hăng hái, sôi nổi của HS. Vì vậy, trong dạy đọc thơ hiện đại, GV cần quan tâm đến việc phát triển HT đọc cho HS như tiền đề vững chắc để đạt được các yêu cầu về phẩm chất và NL của CTNV.
1.1.3. Một số vấn đề về sử dụng hồ sơ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ hiện đại hiện đại
1.1.3.1. Khái niệm hồ sơ đọc
Thuật ngữ HSĐ (reading portfolio) xuất phát từ thuật ngữ hồ sơ học tập (portfolio). Về bản chất, đây là một trong những hình thức đánh giá tối ưu kết quả và sự tiến bộ của HS trong học tập. Khắc phục các mặt hạn chế của hình thức đánh giá truyền thống (bài kiểm tra định kì), hồ sơ học tập cho phép GV theo dõi được nỗ lực và tiến bộ của HS qua từng giai đoạn của quá trình học tập. Thông qua hồ sơ học tập, GV không chỉ đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ của HS mà quan trọng hơn, nhận thấy được cách thức HS hoàn thành nhiệm vụ. Hồ sơ học tập được định nghĩa như sau:
“Hồ sơ học tập là bộ sưu tập có mục đích các công việc của HS cho thấy nỗ lực, tiến bộ, và thành tựu của HS trong một hoặc một số lĩnh vực. Bộ sưu tập phải có sự
tham gia của HS trong việc lựa chọn nội dung, tiêu chí lựa chọn, tiêu chí đánh giá, và bằng chứng về sự tự phản hồi của HS”35 (Paulson, 1991).
“Hồ sơ học tập của học sinh là một bộ sưu tập có mục đích và có tổ chức những công việc của học sinh, được tích lũy trong suốt một thời gian và thể hiện sự nỗ lực, tiến trình của học sinh và những gì HS đạt được.”36 (dayhocintel.net)
Có thể thấy, một hồ sơ học tập đúng nghĩa phải đảm bảo các tiêu chí sau:
(a) Tập hợp có mục đích và có tổ chức các công việc của HS trong một thời gian. (b) Có sự tham gia tích cực của HS trong toàn bộ quá trình thực hiện.
(c) Minh chứng cho nỗ lực, tiến bộ, những điều HS đã đạt được.
HSĐ là dạng thức cụ thể của hồ sơ học tập. Từ cơ sở khái niệm hồ sơ học tập, chúng tôi xác định khái niệm HSĐ như sau: HSĐ là bộ sưu tập có mục đích và có tổ chức các minh chứng đọc của HS theo thời gian, bao gồm các công việc đọc HS đã thực hiện cùng những đánh giá và phản hồi của GV và bạn bè. HSĐ phản ánh tiến bộ và nỗ lực của HS trong hoạt động đọc, mức độ đạt được so với các mục tiêu đọc đề ra cũng như các thế mạnh và hạn chế của mỗi cá nhân trong việc đọc (tư duy phân tích, sáng tạo, giải quyết vấn đề…). Khi tổ chức cho HS thực hiện HSĐ, GV phải đề lên hàng đầu vai trò chủ động của HS. Trong đó, HS có quyền tự chủ trong việc lựa chọn và phát triển nội dung HSĐ, thảo luận về tiêu chí đánh giá, tự phản hồi về việc đọc của cá nhân ở mỗi giai đoạn nhất định... HSĐ có thể bao gồm các bài viết về VB được đọc,
các trao đổi với GV hoặc các bạn đọc đồng cấp về VB, tư liệu trực quan như hình ảnh, video… liên quan đến việc đọc VB…
1.1.3.2. Ý nghĩa của hồ sơ đọc trong dạy đọc thơ hiện đại
Tổ chức dạy đọc thơ hiện đại có sử dụng hình thức HSĐ đòi hỏi HS phải chủ động trong toàn bộ tiến trình đọc thơ hiện đại. Nhờ vậy, HS từng bước trở thành chủ thể đọc độc lập trong các hoạt động đọc thơ hiện đại. HS có trách nghiệm hơn với việc đọc và cố gắng phát triển chất lượng quá trình cũng như kết quả đọc thơ hiện đại của mình.
35 Paulson, F. L., Paulson, P. R., & Meyer, C. A. (1991). What makes a portfolio a portfolio. Educational leadership, 48(5), 60.
36 Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014). Bước đầu tìm hiểu khái niệm “đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh. Tạp chí Khoa học, (56), 162.
HSĐ là không gian đọc sáng tạo của mỗi cá nhân, ở đó HS được khuyến khích tương tác tích cực với VB và trình bày những cách hiểu, ấn tượng, suy ngẫm, kiến giải… của bản thân về các VB đã đọc. HSĐ cho phép HS đọc và tổ chức việc đọc theo cách riêng, phù hợp với HT, nhu cầu, cá tính, phong cách học tập… của bản thân nên có khả năng rất lớn trong việc khơi gợi HT đọc thơ hiện đại và HT thực hiện nhiệm vụ liên quan đến thơ hiện đại của HS. Hình thức HSĐ còn xây dựng các tương tác tích cực giữa HS với GV. HS có nhiều cơ hội bày tỏ về nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc… của bản thân liên quan đến việc đọc và chứng minh nỗ lực, tiến bộ của mình trong suốt quá trình đọc thơ hiện đại. GV cũng có thể kiến tạo kết nối giữa HS với HS (qua việc thảo luận, phản hồi và đánh giá lẫn nhau). Sự tương tác ấy là điều kiện để duy trì và phát triển HT đọc thơ hiện đại, đồng thời tạo tiền đề nâng cao chất lượng hoạt động đọc của HS THPT. Bên cạnh đó, quá trình tạo lập HSĐ còn đòi hỏi HS phải vận dụng các kĩ năng khác như viết – ghi chép, tư duy phân tích, tổng hợp, phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề… Với việc thực hiện HSĐ, HS không chỉ phát triển NL đọc mà còn có cơ hội hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp khác (viết, nói và nghe) và các NL chung (tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo)…
Mặt khác, thông qua HSĐ, GV có thể thu thập các minh chứng khách quan và đa dạng về việc đọc thơ hiện đại của HS nhằm đưa ra những thông tin có giá trị cho sự phát triển của HS trong hoạt động đọc. Đó cũng là cơ sở để GV thiết kế các nội dung định hướng hợp lí cho mỗi cá nhân. Với việc cảm nhận sự quan tâm và định hướng của GV, HS cảm thấy có động lực đọc và HT hơn với việc tham gia các nhiệm vụ đọc thơ hiện đại trong và ngoài CT học.