Phản hồi qua hồ sơ đọc thơ hiện đại của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 67 - 70)

2.3.2.1. Cơ sở đề xuất

Phản hồi về hoạt động đọc của HS đòi hỏi GV tiến hành phân tích và lí giải các minh chứng đọc nhằm hướng đến trao đổi với HS hai vấn đề cơ bản: (1) NL đọc hiểu hiện tại của chủ thể và (2) các cách thức/giải pháp hợp lí, thiết thực để phát triển NL đọc cũng như các tiềm năng khác của mỗi cá nhân. Theo Đoàn Thị Thanh Huyền (2016), phản hồi của GV “chính là “hình mẫu” để HS học tập, tiến tới khả năng xây dựng cho các bạn cùng lớp và cho chính bản thân mình”55. Qua đó, HS cảm nhận được sự quan tâm của người dạy đối với những gì HS đang tiến hành, những khó khăn và những thành công của HS. Sự thấu hiểu và công nhận thích đáng của GV là điều kiện để duy trì và phát triển HT học tập của mỗi HS. Thứ hai, với những đối thoại tích cực từ phía GV, HS tự khám phá được phong cách học tập, các tiềm năng của mình và biết cách kiến tạo HT trong học tập. Thứ ba, “một khi họ cảm thấy họ hiểu được nên làm gì và tại sao, hầu hết HS đều hình thành một cảm giác rằng họ cần phải kiểm soát quá trình học tập – nhân tố thúc đẩy.” (Brookhart, 2017, 2) Những phản hồi hời hợt và thiếu tinh tế có thể làm suy giảm HT học tập của HS, thậm chí gây ra cho HS cảm giác ức chế và bất mãn trong học tập. Trong dạy đọc thơ hiện đại, GV tham gia phản hồi với tư cách là đồng hành viên trong hành trình đọc của HS, tạo ra đối thoại tích cực để các em nhìn nhận chính xác tình trạng đọc thơ hiện đại của mình. Thêm vào đó, GV đưa ra các đề xuất với tư cách là huấn luyện viên hướng các em tiệm cận hình mẫu độc giả lí tưởng, cảm nhận được vai trò chủ thể đọc năng động của mình trong các nhiệm vụ đọc thơ hiện đại.

Theo dõi HSĐ của HS giúp GV nhìn nhận toàn diện hơn về sự thể hiện của mỗi em trong suốt quá trình đọc thơ hiện đại ở các bối cảnh khác nhau và với đa dạng các

55 Đoàn Thị Thanh Huyền (2016). Sử dụng phản hồi hiệu quả trong dạy học đọc văn bản văn học môn NV ở nhà trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, 2(378), 32.

nhiệm vụ đọc. Mặt khác, GV có thể khám phá các tiềm năng cũng như những giới hạn có thể bứt phá của HS trong hoạt động đọc thơ hiện đại, phát hiện những vấn đề khó khăn cũng như cần tập trung phát triển ở người đọc HS. Với các ý nghĩa trên, hình thức phản hồi qua HSĐ chứng tỏ lợi thế của mình trong việc phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS.

2.3.2.2. Cách thức phản hồi qua hồ sơ đọc thơ hiện đại

Nội dung phản hồi qua hồ sơ đọc thơ hiện đại

Trong việc dạy đọc thơ hiện đại, GV cần chú ý đến bốn cấp độ phản hồi56 sau:

Phản hồi về nhiệm vụ đọc/kết quả đọc thơ hiện đại: tập trung đưa ra phản hồi về kết quả đọc một VB cụ thể của HS, liên quan chủ yếu đến tính đúng/sai về kiến thức liên quan đến đặc điểm thể loại (nhân vật trữ tình, biện pháp nghệ thuật, vần nhịp, bố cục, kết cấu…) hoặc nhu cầu tìm hiểu thêm phương diện nào đó của VB.

Phản hồi về quá trình thực hiện nhiệm vụ đọc/quá trình đọc VB thơ hiện đại: cung cấp các thông tin mô tả về cách thức HS làm việc với VB cũng như đưa ra các giải pháp (chủ yếu các chiến thuật đọc có thể sử dụng kết hợp hoặc thay thế) để cải thiện chất lượng quá trình đọc VB của HS. Có thể thấy, loại phản hồi này có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển NL đọc của HS bởi cung cấp các chỉ dẫn về “cách đọc, phương pháp đọc” theo đặc trưng thể loại.

Phản hồi về khả năng tự điều chỉnh: đưa ra các mô tả và nhận định về khả năng tự quản lí và kiểm soát trong suốt quá trình đọc thơ hiện đại (liên quan đến việc lập kế hoạch đọc, xác định mục đích đọc, điều chỉnh kết quả đọc…).

Phản hồi về chủ thể đọc HS: bao gồm các thông tin mô tả, nhận xét về các phẩm chất của người học. Loại phản hồi này ít có giá trị đối với việc phát triển NL đọc của HS. Sở dĩ như vậy là vì trong đó HS không tìm thấy được các thông tin hữu ích cho việc thực hiện hay cải thiện quá trình đọc thơ hiện đại của mình.

Để phản hồi hiệu quả qua HSĐ thơ hiện đại của HS, GV cần quan tâm đến đặc điểm bối cảnh đưa ra phản hồi và các nội dung thông tin cần thiết đối với HS ở bối cảnh ấy. Cụ thể là:

a) Phản hồi trong giai đoạn thực hiện hồ sơ đọc

Đây là giai đoạn HS thực hiện các minh chứng đọc thơ hiện đại để làm phong phú nội dung HSĐ của mình. Vì vậy, các phản hồi nên hướng về các minh chứng/sản phẩm đọc được HS cập nhật trong HSĐ cũng như mức độ đáp ứng các tiêu chí của HSĐ ở thời điểm đánh giá.

Phản hồi về sản phẩm đọc thơ hiện đại trong HSĐ:

+ Phản hồi về chất lượng sản phẩm đọc: (1) chỉ ra vàdiễn giải các minh chứng cho thấy sản phẩm đọc đã/chưa thực hiện tốt được những tiêu chí nào của nhiệm vụ đọc thơ hiện đại; (2) đề xuất tác giả HSĐ bổ sung hay điều chỉnh về thông tin nào đó để cải thiện nội dung sản phẩm đọc thơ hiện đại.

+ Phản hồi về quá trình thực hiện sản phẩm đọc: (1) bình luận về quá trình thực hiện nhiệm vụ đọc thơ hiện đại của HS dựa trên các dữ liệu quan sát được (tập trung chủ yếu vào cách vận dụng các kĩ thuật/thao tác/chiến thuật đọc của HS; (2) đề xuất các biện pháp đọc có thể giúp mỗi cá nhân đọc hiệu quả VB hơn.

+ Phản hồi về khả năng tự điều chỉnh của HS: bình luận về khả năng tự điều chỉnh và cải thiện các sản phẩm đọc thơ hiện đại của HS sau mỗi lần nhận góp ý từ GV và các bạn đọc đồng cấp.

Phản hồi về HSĐ thơ hiện đại của HS:

+ Phản hồi về chất lượng HSĐ: (1) cung cấp thông tin về tình trạng thực hiện HSĐ thơ hiện đại của HS (dựa trên việc đối chiếu với tiêu chí trong rubric); (2) bày tỏ nhu cầu bổ sung hay điều chỉnh về các nội dung và/hoặc cấu trúc để nâng cao chất lượng HSĐ.

+ Phản hồi về quá trình thực hiện HSĐ: (1) bình luận về quá trình thực hiện HSĐ dựa trên các dữ liệu thu thập được trong suốt quá trình; (2) khuyến khích HS rèn luyện

kĩ năng, chiến thuật đọc thơ hiện đại nào đó nhằm làm cho HSĐ trở nên đa dạng và chất lượng hơn.

+ Phản hồi về khả năng tự điều chỉnh của HS: nhận định về khả năng tổ chức, quản lí và tự điều chỉnh về các nội dung trong HSĐ thơ hiện đại.

b) Phản hồi tổng kết về hồ sơ đọc thơ hiện đại của học sinh

Đây là giai đoạn HS đã hoàn thiện HSĐ thơ hiện đại và sẵn sàng nhận kết quả đánh giá chính thức từ GV. Các phản hồi trong giai đoạn này nhằm:

Giải thích về loại/điểm số nhận được về HSĐ: diễn giải cho HS hiểu: Tại sao họ lại nhận xếp loại trên cho HSĐ của mình? Các giải thích cần dựa trên các tiêu chí cụ thể, rõ ràng và đã được thống nhất với HS trong giai đoạn đầu triển khai.

Gợi ý bài học kinh nghiệm/giải pháp: khơi gợi/gợi ý trực tiếp cho HS suy ngẫm về các bài học được rút ra từ trải nghiệm thực hiện HSĐ, các giải pháp để tiến bộ trong các nhiệm vụ sử dụng HSĐ trong tương lai.

Có thể nói, công việc đánh giá và phản hồi về HSĐ thơ hiện đại đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức và thời gian của GV. Nhưng mặt khác có thể khẳng định chắc chắn về những ý nghĩa mà phản hồi và đánh giá qua HSĐ mang lại cho cả HS và GV trong các hoạt động đọc thơ hiện đại trong và ngoài phạm vi lớp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)