Thực hiện phiếu học tập đọc thơ hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 74)

Dạng thức cơ bản của phiếu học tập là “một tờ giấy rời với các câu hỏi hoặc bài tập để HS hoàn thành và ghi chép các câu trả lời”58 nhằm giúp HS chuẩn bị các nội dung cần thiết cho việc học bài mới, hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập ở nhà một/một số kĩ năng nào đó đã học trên lớp… Phiếu học tập đọc là phiếu học tập sử dụng trong lĩnh vực đọc, tập hợp một cách có tổ chức và có mục đích các câu hỏi/bài

tập liên quan đến việc đọc mà HS cần thực hiện. Nguyễn Thị Hồng Nam và Dương Thị Hồng Hiếu (2017) đã chỉ ra một số chức năng cơ bản của phiếu học tập đọc là: “khuyến khích HS tham gia vào VB, tạo nghĩa cho VB (ví dụ như ghi chép về từ vựng, trình tự những sự kiện được miêu tả trong VB), giải thích, đánh giá VB và ghi chép các phản hồi cá nhân về VB (…) là một công cụ hướng dẫn HS thể hiện nhận thức của mình dưới các dạng thức sơ đồ, bảng biểu”59. Với mục đích phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS THPT, phiếu học tập đọc thơ hiện đại phải có khả năng thu hút HS tích cực nhập cuộc đọc, chủ động tương tác với VB để hoàn thành các yêu cầu/câu hỏi được đặt ra. Khi xây dựng phiếu học tập đọc thơ hiện đại, GV cần chú ý một số tiêu chí cơ bản sau:

(1) Chú trọng các câu hỏi hướng dẫn HS về các chiến thuật đọc tích cực

Các chiến thuật đọc tích cực là các chiến thuật phát huy tính tích cực của HS trong hoạt động đọc. Để phát triển HT đọc cho HS, GV nên sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng HS áp dụng các chiến thuật đọc trên vào quá trình đọc thơ hiện đại. Chẳng hạn GV có thể lồng ghép các câu hỏi như: Hãy chia sẻ về “bức tranh” trong tâm trí của bạn khi đọc bài thơ này./Kết nối các đoạn/khổ thơ vừa đọc, bạn hình dung như thế nào về nhân vật trữ tình (tình huống, “chân dung tâm trạng” của nhân vật trữ tình…)? để phát huy khả năng tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo của HS trong quá trình đọc thơ hiện đại.

(2) Hạn chế các câu hỏi mang tính áp đặt nội dung kiến thức

Điểm hạn chế của câu hỏi trong SGK hiện hành là thiên về áp đặt nội dung. Loại câu hỏi này có thể khiến HS cảm thấy nặng nề, chán nản, thụ động trong quá trình giải mã VB. Vì vậy, GV cần hạn chế loại câu hỏi này trong phiếu học tập đọc.

(3) Cách diễn đạt câu hỏi sáng rõ, tự nhiên, gần gũi và mới mẻ

Việc hiểu nội dung câu hỏi là điều kiện cần để HS có thể tự tin giải mã câu hỏi trên, nhất là với những HS gặp khó khăn trong việc đọc. Những câu hỏi diễn đạt quá phức tạp hay vụng về đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến HT đọc thơ hiện đại của HS.

Những ý tưởng mới mẻ, độc đáo trong cách đặt câu hỏi sẽ thu hút HS tham gia đọc VB thơ hiện đại để tìm kiếm các câu trả lời.

(4) Phù hợp với khả năng tự đọc thơ hiện đại của HS

GV nên cân nhắc đến thời điểm giao nhiệm vụ đọc (trước hay sau khi đã đọc VB trên lớp…) cũng như các kết quả đọc trước đó của HS để thiết kế phiếu học tập đọc thơ hiện đại phù hợp với NL tự đọc của HS.

(5) Chú trọng các mối tương tác xã hội

Dù thiết kế dưới dạng thức nào, các phiếu học tập đọc nên dành không gian cho các nội dung đối thoại hay chia sẻ của HS với các bạn đọc khác về VB được đọc.

GV có thể tham khảo cấu trúc phiếu học tập đọc thơ hiện đại sau:

Bảng 2.3. Cấu trúc phiếu học tập đọc thơ hiện đại

Cấu trúc Yêu cầu

Phần dẫn Mô tả cụ thể, ngắn gọn về nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt.

Phần hoạt động

Xây dựng hệ thống câu hỏi đáp ứng các tiêu chí đã nêu ở trên. Đảm bảo không gian để HS ghi lại kết quả thực hiện.

Diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, lôi cuốn.

Trình bày sáng tạo, độc đáo, tận dụng phù hợp các khoảng trống, kết hợp ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…).

Phần phản hồi về hoạt động

Dành không gian hợp lí để HS phản hồi về hoạt động đọc: các vấn đề khó khăn/thắc mắc/tâm đắc của bản thân muốn được trao đổi cùng GV hoặc các bạn.

Dành không gian hợp lí để ghi chép các nội dung trao đổi, thảo luận của GV và các bạn đọc khác.

Tiểu kết chương 2

Với chương 2, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp sử dụng HSĐ để phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS theo định hướng CTNV 2018. Trong đó, chúng tôi tập trung vào việc sử dụng HSĐ trong tiến trình hướng dẫn HS đọc và dạy đọc thơ hiện đại ở nhà trường PT cũng như trong hoạt động đánh giá. Ở mỗi nội dung, chúng tôi trình bày các ý tưởng sử dụng HSĐ và các hoạt động nên diễn ra trong lớp học. Đồng thời, chúng tôi cũng giới thiệu một số dạng nhiệm vụ đọc thơ hiện đại mà GV có thể ứng dụng trong thực tiễn dạy đọc. Với mỗi dạng nhiệm vụ đọc, chúng tôi đều lí giải cơ sở đề xuất và mô tả đặc trưng của dạng nhiệm vụ đó.

Để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sử dụng HSĐ được đề xuất trong chương này, chúng tôi tiến hành hoạt động thực nghiệm sư phạm. Các vấn đề liên quan đến thực nghiệm sẽ được trình bày trong chương 3 của khóa luận.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Với mục đích kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sử dụng HSĐ thơ hiện đại được đề xuất ở chương 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Tuy nhiên, để triển khai tất cả các biện pháp trên đòi hỏi GV phải tiến hành trong thời gian liên tục và lâu dài, trong khi thời gian thực nghiệm của chúng tôi có hạn. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn áp dụng một số biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế như sử dụng HSĐ trong vòng đọc 1 và vòng đọc 2, đánh giá qua HSĐ của HStổ chức cho HS tự đánh giá về HSĐ. Kết quả thực nghiệm sẽ giúp chúng tôi đánh giá được hiệu quả của các biện pháp này đối với việc phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS lớp 11. Đồng thời, chúng tôi có thể có những điều chỉnh phù hợp để sử dụng hiệu quả các biện pháp trên.

3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Đối tượng HS tham gia thực nghiệm là HS lớp 11 vì những lí do sau:

 CT lớp 11 có cụm VB Thơ mới như Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ

thuộc giai đoạn đầu của thơ hiện đại Việt Nam. Chúng tôi không chọn cụm VB thơ cách mạng giai đoạn 1945 – 1975 trong CT 12 vì đây là khối lớp phải đối diện với áp lực thi cử chuyển cấp.

 HS lớp 11 đã quen với môi trường học tập ở trường PT, có nhiều cơ hội tham

gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường, vì vậy có thể chuẩn bị tâm thế tốt để tham gia hoạt động thực nghiệm.

Địa bàn thực nghiệm được lựa chọn bởi những lí do sau:

 Nhà trường và tổ chuyên môn chấp thuận cũng như tạo điều kiện thuận lợi để

việc thực nghiệm được tiến hành.

 Tổ trưởng chuyên môn định hướng và góp ý trong suốt tiến trình thực nghiệm.

tượng tham gia thực nghiệm gồm 23 HS (4 HS nữ và 19 HS nam). Theo đánh giá của GV giảng dạy, lớp học Văn khá, có tinh thần học tập tốt và có thái độ hợp tác với GV trong giờ học NV.

3.2.2. Thời gian thực nghiệm

Công việc thực nghiệm được triển khai trong 5 tuần (từ 2/3/2020 đến 30/5/2020 trong đó khoảng thời gian từ 13/3/2020 đến 3/5/2020 HS nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19).

3.3. Nội dung và quy trình thực nghiệm 3.3.1. Nội dung thực nghiệm 3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Trong thời gian thực nghiệm, chúng tôi đã triển khai những nội dung sau:  Hướng dẫn HS sử dụng HSĐ để tham gia vòng đọc độc lập tại nhà.

Tổ chức hoạt động chia sẻ HSĐ trong các vòng đọc ở lớp.

Tổ chức cho HS tự đánh giá về HSĐ và quá trình thực hiện HSĐ.

Phỏng vấn HS về HSĐ và quá trình thực hiện HSĐ.

Chúng tôi lựa chọn hai VB Tràng giangĐây thôn Vĩ Dạ để thiết kế các giờ dạy thực nghiệm, vì:

 Đây là hai bài học trong CTNV hiện hành lớp 11, thuộc nội dung trọng tâm của học kì 2. Với việc tổ chức giờ dạy thực nghiệm hai VB trên, chúng tôi vừa triển khai được các biện pháp sử dụng HSĐ vừa đảm bảo nội dung kiến thức CT học trên lớp cho HS tham gia thực nghiệm.

 Vì giới hạn thời gian cũng như những điều chỉnh trong phân phối CT học kì 2 năm học 2019 – 2020 nên chúng tôi không thể mở rộng các tiết dạy thực nghiệm mà chỉ giới hạn ở hai VB quan trọng.

 Trước Tràng giang, GV giảng dạy đã hướng dẫn HS đọc hiểu Vội vàng. Vì HS đã được khơi gợi những hình dung cơ bản về thể loại thơ hiện đại nên việc tiến hành giờ dạy thực nghiệm ở hai VB tiếp theo cũng thuận lợi hơn.

3.3.2. Quy trình thực nghiệm

Nhằm đáp ứng mục đích thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành quy trình cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Gặp gỡ, khảo sát và chuẩn bị tâm thế cho HS lớp thực nghiệm.

+ Làm quen lớp thực nghiệm, tổ chức khảo sát để đánh giá về HT đọc thơ hiện đại của HS ở thời điểm hiện tại.

+ Thông báo với HS về việc thực hiện HSĐ thơ hiện đại và các hoạt động có sử dụng HSĐ trong suốt tiến trình. Trước buổi gặp HS, chúng tôi nhờ GV giảng dạy chuyển đến HS tư liệu giới thiệu các dạng bài tập nhật kí đọc thơ hiện đại và các sản phẩm mẫu trong thời gian nghỉ học (tháng 2/2020). Buổi gặp gỡ trên lớp nhằm giúp HS hiểu rõ về mục đích và cách thức tạo lập HSĐ, đồng thời để HS có cơ hội trao đổi trực tiếp với GV về những vướng mắc, nguyện vọng của bản thân trước khi tham gia thực nghiệm. Chúng tôi thống nhất với HS kế hoạch thực hiện HSĐ (thời gian, số lượng sản phẩm đọc cần tập hợp, các yêu cầu về phản hồi và đánh giá) và khuyến khích HS phản hồi (đề xuất, điều chỉnh, bổ sung…) về các tiêu chí đánh giá được GV thực nghiệm đưa ra.

+ Gửi giáo án thực nghiệm về Tổ trưởng chuyên môn và xin ý kiến góp ý.  Giai đoạn 2: Triển khai các nội dung thực nghiệm

+ Triển khai cho HS sử dụng HSĐ để tham gia vòng đọc độc lập tại nhà: HS được yêu cầu tự đọc VB ở nhà và ghi lại kết quả đọc của mình vào HSĐ (bằng việc lựa chọn 1 trong 5 mẫu bài tập nhật kí đọc thơ hiện đại). GV phản hồi về sản phẩm đọc của mỗi HS trước tiết học đọc.

+ GV tổ chức cho HS chia sẻ HSĐ ở vòng đọc trên lớp trong các tiết dạy thực nghiệm.

+ Sau mỗi giờ dạy, GV yêu cầu HS tự đánh giá về việc thực hiện HSĐ thơ hiện đại của cá nhân dựa vào mẫu phiếu tự nhận xét được cung cấp.

+ GV phỏng vấn HS về quá trình thực hiện HSĐ, đưa ra những đánh giá và đề xuất về hoạt động đọc thơ hiện đại của mỗi em.

Giai đoạn 3: Thu thập dữ liệu sau thực nghiệm

+ Trong buổi phỏng vấn đánh giá, chúng tôi thu thập được một số dữ liệu định tính về tính hiệu quả của các biện pháp sử dụng HSĐ thông qua hệ thống câu hỏi mở.

+ Cuối thực nghiệm, chúng tôi cho HS thực hiện khảo sát (bảng hỏi giấy) để thu thập dữ liệu thực tế về hiệu quả của các biện pháp đề xuất đối với việc phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS THPT.

Giai đoạn 4: Xử lí và phân tích dữ liệu sau thực nghiệm

+ Với dữ liệu phỏng vấn, chúng tôi xử lí thủ công chuyển dạng dữ liệu ghi âm thành dạng VB. Với dữ liệu khảo sát, chúng tôi nhập dữ liệu vào công cụ Google Biểu mẫu, Excel 2013.

+ Chúng tôi phân tích dữ liệu để đưa ra các diễn giải về kết quả thực nghiệm, từ đó đánh giá và kết luận về tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp sử dụng HSĐ được đề xuất. Đồng thời, nhận thấy những điểm cần điều chỉnh của nghiên cứu cũng như đề xuất về hướng phát triển của đề tài.

3.3.3. Một số vấn đề liên quan đến tiến trình thực nghiệm

Vì nguyên nhân chủ quan và khách quan, một số bước trong tiến trình thực nghiệm chưa đạt được các mục tiêu đề ra. Ở nội dung này, chúng tôi sẽ giải trình một số vấn đề trên:

 Thứ nhất, hoạt động chuẩn bị cho HS trước thực nghiệm chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là việc trao đổi với HS về các tiêu chí đánh giá HSĐ thơ hiện đại. Do vậy, khi trở lại thực nghiệm, nhiều em không nắm rõ các tiêu chí cũng như thống nhất ban đầu với GV về kế hoạch thực hiện HSĐ. Do vậy, HS gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển HSĐ của bản thân.

 Thứ hai, do hoàn cảnh khách quan nên thời điểm triển khai hai nhiệm vụ đọc cách nhau khá xa. Một nhiệm vụ đọc được giao trong thời điểm HS đi học lại vào đầu

tháng 3/2020 và nhiệm vụ còn lại trong thời gian HS nghỉ học (cuối tháng 3/2020). Vì sự chênh lệch về thời điểm cũng như điều kiện khác nhau cho nên có sự ảnh hưởng đáng kể đến HT thực hiện HSĐ của HS. Đồng thời, sự tương tác giữa GV và HS ở giai đoạn đầu cũng khó khăn hơn vì chủ yếu thông qua thư điện tử.

 Thứ ba, hoạt động đánh giá tổng kết về quá trình thực hiện HSĐ chưa đảm bảo được các nội dung đề xuất. Thời điểm đánh giá trùng với giai đoạn ôn tập học kì 2 nên có nhiều bất cập. HS chỉ dừng lại ở việc tự đánh giá về mỗi sản phẩm đọc trong HSĐ, chưa tiến đến đánh giá về tổng thể HSĐ.

 Thứ tư, theo dự kiến, để đảm bảo tính khách quan của hoạt động phỏng vấn HS, GV thực nghiệm và GV đồng hành sẽ cùng phỏng vấn. Tuy nhiên, một số HS cảm thấy e dè trước việc tham gia phỏng vấn với nhiều GV và chủ động xin phép phỏng vấn riêng với GV thực nghiệm. Vì lí do đó, chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn như dự kiến các HS cảm thấy sẵn sàng cho hoạt động này. Các HS còn lại được GV thực nghiệm phỏng vấn riêng.

Những vấn đề trên có thể ít nhiều tác động đến kết quả hoạt động thực nghiệm.

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả khảo sát học sinh tham gia thực nghiệm 3.4.1.1. Kết quả khảo sát học sinh trước thực nghiệm 3.4.1.1. Kết quả khảo sát học sinh trước thực nghiệm

Việc khảo sát trước thực nghiệm được tiến hành để thu thập những dữ liệu ban đầu có ý nghĩa chẩn đoán về mức độ HT đọc thơ hiện đại của lớp thực nghiệm. Phiếu khảo sát HS trước thực nghiệm được thiết kế dựa trên những mục tiêu sau:

 Đánh giá ban đầu về HT đọc các VB thơ hiện đại của HS (trong và ngoài CT học) và xác định các nhân tố khơi gợi/làm giảm HT đọc của HS.

 Xác định các hoạt động học tập có khả năng khơi gợi HT đọc của HS.

 Đánh giá ban đầu về thái độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ đọc thơ hiện đại của HS.

Phiếu khảo sát đòi hỏi HS không chỉ tự đánh giá HT đọc dựa vào cảm nhận cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)