Kết quả khảo sát học sinh tham gia thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 82 - 90)

3.4.1.1. Kết quả khảo sát học sinh trước thực nghiệm

Việc khảo sát trước thực nghiệm được tiến hành để thu thập những dữ liệu ban đầu có ý nghĩa chẩn đoán về mức độ HT đọc thơ hiện đại của lớp thực nghiệm. Phiếu khảo sát HS trước thực nghiệm được thiết kế dựa trên những mục tiêu sau:

 Đánh giá ban đầu về HT đọc các VB thơ hiện đại của HS (trong và ngoài CT học) và xác định các nhân tố khơi gợi/làm giảm HT đọc của HS.

 Xác định các hoạt động học tập có khả năng khơi gợi HT đọc của HS.

 Đánh giá ban đầu về thái độ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ đọc thơ hiện đại của HS.

Phiếu khảo sát đòi hỏi HS không chỉ tự đánh giá HT đọc dựa vào cảm nhận cá nhân mà còn có sự đối chiếu với các biểu hiện của bản thân trong các hoạt động cũng

như các nhiệm vụ đọc thơ hiện đại. Qua khảo sát 23 HS lớp thực nghiệm, chúng tôi thu thập được những dữ liệu sau:

 Kết quả tự đánh giá của HS về mức độ HT đọc thơ hiện đại cho thấy HS lựa chọn mức HT chiếm tỉ lệ rất nhỏ; tỉ lệ HS lựa chọn mức khá HT khá cao nhưng vẫn thấp hơn tỉ lệ HS không có HT (4.3%). Lí do khiến nhiều HS cảm thấy HT đọc thơ hiện đại là vì đặc điểm của VB thơ hiện đại được đọc (dễ hiểu, gần gũi, thú vị, đặc sắc, tính hấp dẫn của thể loại). Đáng chú ý là trong bảng kiểm của chúng tôi, không HS nào cảm thấy HT đọc vì nhận thấy bản thân có sự thay đổi tích cực (về nhận thức, thái độ, tình cảm, kĩ năng…) khi đọc các VB thơ hiện đại, trong khi đây là nhân tố quan trọng để duy trì HT đọc bền vững. Thiếu nhân tố trên, HT đọc của HS khó có thể chuyển hóa thành hoạt động đọc tích cực. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy ảnh hưởng của những nhân tố khách quan (GV, bạn học…) đến HT đọc thơ hiện đại của HS THPT. Ở đối tượng HS không có HT đọc, vấn đề thể loại là một trong những nguyên nhân khiến nhiều HS e dè với việc đọc thơ hiện đại. Một số em chia sẻ cảm thấy khó khăn và chán nản khi đọc VB thể loại này. Theo chúng tôi, nguyên nhân này phần lớn xuất phát từ việc HS chưa có sự hiểu biết cần thiết về phương pháp đọc cũng như các tri thức công cụ về thể loại. Mặt khác, kết quả khảo sát cho thấy HS không HT vì chưa nhận thấy giá trị thiết thực của việc đọc thơ hiện đại đối với bản thân (36.4%) và chưa được truyền cảm hứng để đọc (45.5%).

 Khi được hỏi về tính cần thiết của việc đọc mở rộng các bài thơ hiện đại ngoài CT học trên lớp, có 73.9% HS cho rằng không cần thiết26.1% HS cảm thấy cần thiết. Lí do được nhiều HS đồng tình nhất cho việc không cần thiết đọc mở rộng là

việc đọc thể loại này không thiết thực cho định hướng nghề nghiệp của bản thân

(58.8%). Ngược lại, với các HS có nhu cầu đọc mở rộng, nhận thức về tính hấp dẫn của việc đọc thể loại thơ hiện đại cũng như tác động tích cực của việc đọc đối với sự phát triển của bản thân là hai lí do nhận được tỉ lệ đồng tình khá cao của HS.

 Khảo sát HS về cảm xúc và phản ứng của HS khi đọc một bài thơ hiện đại hay, tỉ lệ khá lớn (34.8%) HS cho rằng HS cảm thấy bình thường, không có cảm xúc gì đặc biệt trước một bài thơ hay/được cho là hay và nhiều em cảm thấy không sẵn sàng nếu phải chia sẻ về bài thơ đó (34.8%). Cũng theo đó, phần đông HS (56.5%) cho biết

không có phản ứng gì đặc biệt khi tiếp cận một VB đặc sắc. Các số liệu trên khiến chúng tôi suy đoán rằng nhiều HS chỉ dừng lại ở việc đọc đơn thuần, chưa biết cách để tham gia trải nghiệm đọc thơ hiện đại hoặc chưa tích cực, chủ động trong các hoạt động đọc. Trái lại, kết quả cũng thể hiện một số HS có HT tham gia vào các trải nghiệm đọc nhưng tỉ lệ không cao. Các biểu hiện tập trung đọc, ghi nhớ câu thơ tâm đắc, chia sẻ kết quả đọc… cho thấy HS đã đọc tích cực và biết cách làm cho việc đọc trở nên thú vị đối với bản thân.

 Khảo sát HS về các hoạt động HS tham gia tích cực trong quá trình học đọc thơ hiện đại, kết quả cho thấy không có hoạt động nào chiếm tỉ lệ áp đảo so với các hoạt động còn lại. Trong đó, hoạt động được nhiều HS đánh giá tham gia tích cực là hoạt động đọc độc lập ở nhà (34.8%).

Tự đánh giá về thái độ và mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đọc thơ hiện đại, đa phần đánh giá của HS tập trung ở mức kháchưa tích cực/chưa đạt. Tỉ lệ này khá tương ứng với tỉ lệ tự đánh giá mức độ HT đọc thơ hiện đại của HS. Điều đó phần nào chứng minh được mối liên hệ giữa HT đọc với tính tích cực trong hoạt động đọc

chất lượng kết quả đọc thơ hiện đại của HS.

Từ dữ liệu khảo sát, chúng tôi nhận định đây là lớp có HT đọc thơ hiện đại thấp. Điều này có thể được lí giải như sau:

 Về CT học: Đây là lớp chuyên tự nhiên trong khối 11. Trong CT học trên lớp, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho HS có cơ hội phát triển năng khiếu về các môn tự nhiên (gia tăng tiết tự chọn, các giờ học chuyên..). Vì vậy, HS có xu hướng đánh giá tầm quan trọng và giá trị thiết thực của các môn học tự nhiên cao hơn là các môn học xã hội (trong đó có môn Văn). Thêm nữa, với 03 tiết/tuần trên lớp, GV khó có thể định hình và phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS nếu không tạo ra các kết nối giữa HS với việc đọc ngoài giờ học đọc.

 Về đối tượng HS: HS là đối tượng HS trường chuyên – môi trường tuyển chọn, xếp lớp theo năng khiếu/thiên hướng của mỗi HS. Đối tượng tham gia thực nghiệm là HS có năng khiếu về lĩnh vực Vật lí nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung. Do đó HT của HS cũng có khuynh hướng về khoa học tự nhiên. Việc đọc thơ hiện đại không

HS đã có định hướng cơ bản về nghề nghiệp. Cho nên, HS có xu hướng quan tâm, chú ý, HT hơn ở những lĩnh vực liên quan trực tiếp và gắn kết mật thiết với định hướng của bản thân.

 Bên cạnh đó, một số đặc trưng của thể loại và việc học đọc trên lớp cũng là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến HT đọc của HS.

Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy một số trường hợp có vấn đề trong kết quả khảo sát. Tuy nhiên, vì không có thời gian để tiến hành phỏng vấn HS nên chúng tôi cố gắng lí giải ở những góc độ khác nhau. Cụ thể là:

+ Một số HS tự đánh giá có HTđọc thơ hiện đại nhưng kết quả tự đánh giá về việc tham gia các hoạt động đọc/nhiệm vụ đọc lại ở mức chưa tích cực/chưa đạt. Trường hợp này có thể xuất phát từ hai lí do: thứ nhất là HT đọc của HS chưa đủ mạnh và ổn định để chuyển hóa thành động lực hành động; thứ hai là xuất phát từ sự tự ti của HS vì phần lớn HS (73.9%) chia sẻ bản thân tự đánh giá.

+ Một số HS tự đánh giá không có HT đọc thơ hiện đại nhưng kết quả tự đánh giá về việc tham gia các hoạt động đọc/nhiệm vụ đọc lại ở mức tích cực/hoàn thành tốt. Tương tự, trường hợp này có thể thuộc một trong hai hướng sau: hướng thứ nhất, HS có động lực khác (thành tích, điểm số…) nên cố gắng hoàn thiện các nhiệm vụ một cách tốt nhất; hướng thứ hai, HS chưa nhận thức đúng về chất lượng quá trình và kết quả đọc thơ hiện đại của bản thân.

Qua đó, chúng tôi thấy rằng việc phát triển HT đọc thơ hiện đại cho HS thực nghiệm vừa là thách thức vừa là cơ hội để kiểm nghiệm tính hiệu quả của một số biện pháp sử dụng HSĐ trong việc phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS THPT, đặc biệt ở đối tượng HS có HT đọc thấp hoặc không có HT đọc thể loại này.

3.4.1.2. Kết quả khảo sát và phỏng vấn HS sau thực nghiệm

Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu đánh giá về tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp sử dụng HSĐ nhằm phát triển HT đọc thơ hiện đại của HS THPT. Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu khảo sát, chúng tôi dựa trên cơ sở dữ liệu phỏng vấn mỗi HS về HSĐ. Chúng tôi thu thập được các kết quả sau:

 HT đọc của HS có sự chuyển biến rõ rệt, điều này có thể thấy rõ qua việc đối chiếu kết quả tự đánh giá của HS về mức độ HT đọc thơ hiện đại của HS trước và

sau thực nghiệm:

Bảng 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ HT đọc thơ hiện đại của HS trước và sau thực

nghiệm (HS tự đánh giá)

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy kết quả trên có một số vấn đề sau: vì không cung cấp các tiêu chí cụ thể để HS tự xác định đúng mức độ HT đọc nên các câu trả lời thu được chủ yếu dựa vào cảm nhận của cá nhân HS. Mỗi HS là một chủ thể riêng có “cơ chế đánh giá” riêng. Cho nên, kết quả tự đánh giá chắc chắn có độ chênh giữa các HS với nhau và giữa đánh giá của GV với đánh giá của HS. Thứ hai, bảng hỏi ít sự lựa chọn về mức độ HT đọc nên tính chính xác cũng thấp hơn (đặc biệt giữa hai mức độ

HTKhá HT). Tuy vậy, kết quả thống kê trên đã cho thấy ở thời điểm hiện tại, HS

đã có cảm xúc tích cực hơn (so với thời điểm trước thực nghiệm) đối với việc đọc thơ hiện đại.

Mặt khác, chúng tôi nhận thấy trường hợp cần lưu ý như sau:

+ Một số HS tự đánh giá HT đọc thơ hiện đại nhưng biểu hiện trong việc tạo lập HSĐ và trong các tiết dạy thực nghiệm lại không chứng minh được điều đó. Qua phỏng vấn, chúng tôi ghi nhận được là: vì nhận thấy sự thay đổi tích cực của bản thân

Rất hứng thú Hứng thú Khá hứng thú Không hứng thú Trước thực nghiệm 0.0% 8.7% 43.50% 47.80% Sau thực nghiệm 0.0% 21.7% 60.9% 17.4% 0.0% 8.7% 43.50% 47.80% 0.0% 21.7% 60.9% 17.4% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0%

trong hoạt động đọccảm thấy việc đọc thú vịhơn nên HS đánh giá ở mức HT đọc. Chia sẻ trên phần nào củng cố kết luận phía trên của chúng tôi.

+ Một số HS cảm thấy Không HT đọc hoặc giảm mức độ HT đọc cho biết việc triển khai HSĐ – hình thức mới mẻ trong thời gian ngắn khiến HS phải tốn quá nhiều thời gian thực hiện nên không thấy HT đọc thơ hiện đại hơn.

Tự đánh giá về tác động của HSĐ đến HT đọc thơ hiện đại,87.5% HS cho rằng bản thân có HT đọc hơn khi sử dụng HSĐ và 8.7% HS không đồng tình như vậy. Số liệu trên chứng minh tác động tích cực của HSĐ đến HT đọc thơ hiện đại của HS. Hầu hết HS (91.3%) cảm thấy HSĐ khiến bản thân có HT đọc hơn, trong đó đa phần HS cho rằng mức độ tác động là khá nhiều. Ba lí do khiến nhiều HS cảm thấy thích thú khi thực hiện HSĐ là được tự lựa chọn nhiệm vụ đọc phù hợp với bản thân (76.2%),

các nhiệm vụ đọc hấp dẫn, thú vị, mới mẻ (52.4%) và được tham giacác hoạt động sử dụng HSĐ trong giờ đọc (47.6%). Các lí do còn lại cũng nhận được khá nhiều sự đồng tình của HS HS tham gia thực nghiệm. Xem xét dữ liệu phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy 60.9 % HS có ý chia sẻ HSĐ đã giúp HS đọc nhiều hơn và thấy việc đọc thú vị hơn.

Chỉ có một số ít HS (8.7%) cho rằng HS không HT với việc sử dụng HSĐ để đọc thơ hiện đại. Trong đó, 1 HS thể hiện khá tích cực khi tạo lập HSĐ nhưng em chia sẻ rằng bản thân không hào hứng với việc thực hiện HSĐ vì phải tiêu tốn nhiều thời gian và công sức.

Tự đánh giá về mức độ tích cực khi thực hiện HSĐ thơ hiện đại của HS lớp thực nghiệm, 100% HS cho biết bản thân đã tham gia tích cực thực hiện HSĐ. Nhưng

theo ghi nhận của chúng tôi, có khoảng 83% HS đã hợp tác tích cực với GV (dựa trên chất lượng HSĐ). 13.0% HS (3 em) còn lại chưa tích cực khi thực hiện (gửi trễ hạn, bài tập hời hợt, có dấu hiệu sao chép văn mạng) nhưng HS vẫn lựa chọn mức độ Tích cực/Khá thích cực (bao gồm trường hợp chúng tôi đã đề cập trước đó). Lí do được đưa ra là việc sử dụng HSĐ đã làm cho HS thay đổi “thói quen” trước đây (chép sách giải, văn mẫu), HS chủ động tự đọc và tự ghi lại cảm nhận riêng của mình về VB. Tuy nhiên, vì thực nghiệm diễn ra thời gian ngắn nên những HS có NL đọc thấp vẫn loay

hoay xử lí nhiệm vụ đọc của mình. Tuy chất lượng HSĐ không cao nhưng HS tự đánh giá đã nỗ lực tham gia tích cực trong suốt quá trình.

Kết quả khảo sát HS về mức độ ảnh hưởng của HSĐ đối với khả năng đọc thơ hiện đại cho thấy 100% HS đánh giá việc sử dụng HSĐ đã phát triển khả năng đọc thơ hiện đại của bản thân. Hơn 50% HS cho biết mức độ ảnh hưởng của hình thức HSĐ là Khá nhiều. Kết quả trên gần như tương ứng với chia sẻ của HS trong hoạt động phỏng vấn. Có 95.7% HS khi được phỏng vấn đều cho biết việc thực hiện HSĐ giúp HS có tiến bộ trong việc học đọc. Các biểu hiện cụ thể được nêu ra là: (1) tự đọc VB và dành nhiều thời gian cho việc đọc (nhiều em chia sẻ thêm trước đây gần như không đọc trước VB và không soạn bài), (2) tự tìm tòi, suy ngẫm, phân tích về VB và biết cách để tìm kiếm giá trị đặc sắc của VB; (3) tham gia các giờ học đọc tích cực và hiệu quả hơn.

Khảo sát HS về HT của HS khi tham gia tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi thu nhận được kết quả khá khả quan như sau: Hầu hết HS (95.8%) cảm thấy có HT khi tham gia các tiết dạy thực nghiệm. Đa phần (71.7%) đánh giá thành công của tiết dạy là tạo được không khí sôi nổi, tích cực. 56.5% HS chia sẻ rằng lí do HS HT với tiết học là vì các hoạt động đọc hiểu thú vị, hấp dẫn. Trước thực nghiệm, chúng tôi dự đoán HS sẽ rất HT với việc có nhiều cơ hội tương tác trao đổi với bạn bè, GV về VB

được dành vị thế chủ động hơn trong các giờ học nhưng tỉ lệ HS lựa chọn hai phương diện trên không quá cao (dao động trong khoảng 25%). Theo chúng tôi, lí do của kết quả trên là vì HS chưa quen với vị thế mới trong tiết học đọc – độc giả chủ động và tích cực, nhất là việc phải chia sẻ trải nghiệm đọc trước cộng đồng lớp học. Yêu cầu tương tác với GV và các bạn đọc khác làm một số HS cảm thấy e ngại và lo lắng, chưa thoải mái và sẵn sàng để tham gia. Điều này cũng được thể hiện trong kết quả khảo sát HS về hoạt động HS cảm thấy thích thú nhất trong suốt quá trình thực nghiệm: chỉ có 29.2% HS thích thú với hoạt động chia sẻ HSĐ trên lớp và 29.2% HS cảm thấy HT khi được tham gia phỏng vấn với GV.

Khảo sát về các hoạt động HS thích thú nhất trong tiến trình thực nghiệm,

về HSĐ của mình (41.7%). Điều này cho thấy việc sử dụng HSĐ trong vòng đọc 1 và trong hoạt động đánh giá, phản hồi đã mang lại hiệu quả tích cực đối với HT đọc của HS tham gia thực nghiệm.

Ngoài các câu hỏi trắc nghiệm và bảng kiểm, chúng tôi cũng thu thập được một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng sơ đồ đọc để phát triển hứng thú đọc thơ trữ tình hiện đại của học sinh trung học phổ thông theo định hướng năng lực​ (Trang 82 - 90)