Xuân Canh Tý

Một phần của tài liệu 2020-BIA-_637183055888905782 (Trang 25 - 26)

Chuỗi liên kết trồng, chế biến, xuất khẩu lâm sản; Chuỗi liên kết lúa gạo với hàng nghìn hộ trồng lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long...

Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ba trục sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm

Năm 2009, ngành nông nghiệp đã thực hiện đồng bộ các giải pháp theo ba trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm địa phương (OCOP), tạo ra các sản phẩm nơng nghiệp chất lượng, an tồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ… Nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả. Các sản phẩm địa phương đã có sự kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ, tạo nên sự đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc. Đến nay, ở cấp quốc gia, cả nước đã có 03 khu nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu); 08 Khu đang trong q trình hồn thiện đề án. Cấp địa phương, có 09 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; 124 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do doanh nghiệp

đầu tư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và 45 doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phấn đấu đạt các chỉ tiêu năm 2020

Tình hình thế giới, khu vực năm 2020 được dự báo vẫn sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường: Kinh tế tăng trưởng chậm; Chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, nhiều quốc gia tăng cường sử dụng hàng rào kỹ thuật và các biện pháp tự vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện; Sự gia tăng dân số, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới có xu hướng tăng nhưng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn... Ở trong nước, ngành nông nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và đang đứng trước những thách thức mới: Chất lượng sản phẩm, đảm bảo an tồn sản phẩm cịn thấp, nên năng lực cạnh tranh của ngành hạn chế; Thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, tiếp tục tác động chiến tranh thương mại giữa các nước lớn; Hạn hán, thiếu nước sản xuất, sinh hoạt, xâm nhập mặn ở nhiều nơi sẽ diễn biến phức tạp, khó lường hơn; Dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, trong đó bệnh dịch tả lợn Châu Phi cần thời gian dài để xử lý...

Để vượt qua được những khó khăn trên, ngành nông nghiệp đã đưa ra một số giải pháp vừa đảm bảo cho mục tiêu ngắn hạn

đồng thời cũng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. Đó là: (1) Tiếp tục cơ cấu lại nơng nghiệp gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; (2) Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm cấp tỉnh và nhóm sản phẩm OCOP; (3) Khai thác và tận dụng tốt lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mơ lớn đạt tiêu chuẩn về an tồn thực phẩm; (4) Kết nối nơng nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường, xuất khẩu với chuỗi giá trị toàn cầu; (5) Tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam. (6) Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nơng dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường nông thôn; (7) Từng bước khống chế được dịch tả lợn Châu phi; giải quyết dứt điểm việc gỡ “Thẻ vàng” của Hội đồng châu Âu (EC) đối với đánh bắt hải sản; (8) Phát triển kết cấu hạ tầng; tăng cường quản lý tài nguyên; chú trọng phát triển thủy lợi và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; (9) Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp; (10) Xây dựng thể chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính. /.

Một phần của tài liệu 2020-BIA-_637183055888905782 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)