Thị trường bán lẻ duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc năm 2018, thị trường bán lẻ Việt Nam để lại dấu ấn khá ấn tượng với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt con số kỷ lục 4.416,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2017 (số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê). Đây là đòn bẩy tạo đà cho thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển trong năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đánh dấu một mốc mới, đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so năm 2018, mức tăng cao nhất giai đoạn 2016-2019. Tính riêng ngành bán lẻ hàng hóa có doanh thu đạt 3.751,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 12,7%. Trong đó, ngành hàng vật phẩm
văn hố, giáo dục tăng 14,4%; lương thực, thực phẩm tăng 13,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,3%; may mặc tăng 10,9%; phương tiện đi lại tăng 7,8%... Sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam từ đầu năm đến nay thể hiện cầu tiêu dùng tăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nguồn cung hàng hóa dồi dào, chất lượng được bảo đảm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các nhà bán lẻ cung ứng hàng đến người tiêu dùng qua nhiều kênh phân phối khác nhau như: Chợ, cửa hàng tạp hóa (kênh phân phối truyền thống); siêu thị, cửa hàng tiện lợi (kênh phân phối hiện đại) và các kênh thương mại điện tử. Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cả nước hiện có khoảng 8.660 chợ,
800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại các loại và hơn 1 triệu cửa hàng quy mơ hộ gia đình. Trong khi đó, hoạt động thương mại điện tử phát triển mạnh với nhiều kênh bán hàng online (Facebook, zalo, Tik Tok), các chợ thương mại điện tử (tiki, sendo, shopee, lazada…) hay các website. Tuy nhiên theo đánh giá, kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu của người dân, 75% còn lại phụ thuộc vào kênh phân phối truyền thống. Dữ liệu Media Coding các doanh nghiệp bán lẻ và kết quả nghiên cứu truyền thông của Vietnam Report trong giai đoạn 8/2018-8/2019 cũng cho thấy, mặc dù các kênh thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng song kênh bán hàng truyền thống vẫn có sức thống trị thị trường. Bởi có tới 98% số doanh nghiệp bán lẻ