Lần theo chiều dài của lịch sử, ngay từ thuở sơ khai, những điệu múa cổ đã được ra đời nhằm phục vụ đời sống tinh thần, cũng như tâm linh, tín ngưỡng của mỗi người dân đất Việt. Đặc biệt, Thăng Long - Hà Nội vốn là vùng đất kinh kỳ - nơi giao thoa của nhiều nét văn hóa đặc sắc và phong phú, do vậy nghệ thuật múa cổ đất Thăng Long xưa được ghi dấu với nhiều nét tương đồng phản ánh đầy đủ các hình thái múa cổ truyền, là sự kết tinh của nhiều nét văn hóa. Điều này được ghi lại qua nhiều tư liệu, trên nhiều hiện vật lịch sử khác nhau. Cụ thể như: Những hình ảnh nhảy múa xuất hiện trên mặt trống, thân trống được các nhà khảo cổ học tìm thấy trên những chiếc trống đồng
Đơng Sơn tại Thành Cổ Loa, trống đồng Hoàng Hạ ở Phú Xuyên (Hà Nội), trống đồng Miếu Môn ở Mỹ Đức (Hà Nội)…Điều đó đã cho thấy, cách đây hàng nghìn năm, ngay từ thời văn hóa Đơng Sơn, đã có những điệu múa xuất hiện trong đời sống của nhân dân cổ đại Thăng Long.
Bước sang thời nhà Lý, khi Vua Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long đã thu hút nghệ nhân cả nước về sinh sống và sáng tạo nghệ thuật, do vậy nghệ thuật múa cổ đã ngày càng phát triển cùng với sự đa dạng của các loại hình văn hóa nghệ thuật nói chung. Trong giai đoạn này, nhà Lý đã đặt ra chức Quản hát trông coi những nghệ nhân múa hát. Theo đó, ở thời kỳ này, nữ hát gọi là Đào nương, nam hát gọi là Kép.
Quy định này được áp dụng cho tới sau này. Trong khi đó tại các làng xã, múa ngày càng lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống của mỗi người dân.
Bên cạnh đó, trong dân gian nhiều truyền thuyết cho thấy sự ra đời các điệu múa gắn với những huyền thoại hay những vị anh hùng từ hàng ngàn năm trước và các truyền thuyết đó vẫn cịn lưu truyền lại cho đến ngày nay.
Theo thống kê, hiện Hà Nội có gần 100 điệu múa cổ, chia thành các hình thái múa dân gian, cung đình và múa tín ngưỡng, tơn giáo. Mỗi hình thái múa lại có một mơi trường trình diễn, mục đích, tính chất khác nhau. Trong đó, múa dân gian là hình thái múa phổ biến nhất, thể hiện sự sáng tạo của người dân, múa cho
loại hình nghệ thuật dân gian này. Nếu ngày xưa múa rồng chỉ để bày tỏ sự vui mừng chào đón các ngày đại lễ, cầu mong mưa thuận gió hịa, quốc thái dân an thì ngày nay múa rồng còn bao hàm cả nội dung giáo dục tinh thần thượng võ, truyền thống uống nước nhớ nguồn, cầu mong giàu có, phát đạt… Chính vì thế, đến ngày nay điệu múa rồng vẫn có sức hấp dẫn và cuốn hút người xem đến kì lạ.
Ngồi ra, múa Ải Lao là một điệu múa không thể thiếu trong lễ hội Gióng làng Phù Đổng. “Phi Ải Lao bất thành Hội Gióng” là câu ca cho thấy vai trò của điệu múa trong lễ hội này. Đây là nghệ thuật diễn xướng anh hùng ca, biểu tượng sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Điệu Lục cúng hoa đăng ở chùa Minh Quang (quận Đống Đa) có sự pha trộn của loại hình nghệ thuật truyền thống của văn hóa Phật giáo và nhã nhạc cung đình Huế...
Thăng Long - Hà Nội từ ngàn xưa đã là trung tâm của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt. Nền văn minh ấy, dòng chảy ấy, suốt hàng ngàn năm qua vẫn luôn giữ được những giá trị văn hóa đặc sắc. Trong dịng chảy ấy có sự hiện diện của những điệu múa cổ như một nhân chứng lịch sử không thể phai màu. Ngày nay, thời gian có thể đã làm cho các điệu múa có những thay đổi, song nó vẫn mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước./.
TH
người lao động xem. Nhiều điệu múa theo hình thái múa dân gian đã trở thành thành tố quan trọng trong các lễ hội dân gian và hiện vẫn tồn tại trong cộng đồng dân cư ở mỗi địa phương của Hà Nội ngày nay.
Những điệu múa dân gian thường có nội dung ca ngợi, mừng cuộc sống n bình của mn dân. Múa cung đình tại Thăng Long ln đi kèm biểu tượng quyền quý, long - ly - quy - phượng với ý nghĩa cầu chúc an lành, thịnh vượng, xua đuổi tà ma. Múa tín ngưỡng tơn giáo lại mang tính nhân văn cao, cầu siêu cho các vong hồn đã mất trong tiến trình lịch sử ngàn năm của đất Thăng Long. Với sức hút mạnh mẽ, những điệu múa cổ ln mang trong đó một vẻ đẹp của văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc.
Trong số các điệu múa cổ đất Thăng Long còn lại, độc đáo nhất phải kể đến màn múa chạy cờ (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), múa bài bồng của làng Triều Khúc, múa rắn ở Lệ Mật, múa roi ở làng Cót, múa chén làng Mọc, múa rồng lửa ở Khương Thượng, múa đèn trong lễ hội Đền Hai Bà Trưng, múa Ải Lao ở lễ hội Gióng…
Trong đó, múa chạy cờ của làng Triều Khúc (Thanh Trì), được khởi nguồn từ khi hào trưởng Phùng Hưng khởi nghĩa năm 791 sau Công nguyên chống quân xâm lược nhà Đường. Đây là điệu múa trong lễ hội làng, diễn ra trong tiếng trống hò, trống phách với các tốp cờ, vừa múa, vừa chạy tạo ra khí thế sức mạnh, tượng trưng cho sức mạnh đồn kết, có thể chiến thắng mọi kẻ thù.
Múa trống bồng là điệu múa vui nhộn, nhí nhảnh và hấp dẫn, thường được múa trong những ngày hội làng, hội đình vùng đất Thăng Long - Hà Nội. Đó là hình ảnh ngộ nghĩnh, tinh nghịch của các chàng trai chưa vợ, giả trang nữ, khuôn mặt khơi ngơ tuấn tú và có tài nhảy múa trong trang phục áo mớ ba mớ bảy, áo the đen, đầu chít khăn mỏ quạ, đeo trống bồng dài, nhỏ trước bụng… Múa trống bồng hiện đã trở thành điệu múa được sử dụng trong nghi lễ và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trong dịp hội làng đầu xn.
Cịn đối với múa rồng, một điệu múa hoành tráng với nhiều động tác, tạo hình biến hóa sinh động như rồng chào, rồng phục, rồng chầu, rồng bay cao, hạ thấp, rồng cuộn, rồng lượn, rồng uốn khúc, rồng đuổi ngọc, ngậm ngọc… cùng với âm thanh vang dội, tưng bừng, tiết tấu sinh động, linh hoạt của dàn trống cái, chũm chọe và tù và… là hình thức biểu lộ sự cầu mong phồn vinh, thịnh vượng, bởi trong đức tin tâm linh của người Việt, rồng chính là biểu tượng cho sức mạnh và sự hưng vượng.
Với những biến đổi muôn màu của cuộc sống, người dân ngày càng phát huy sức sáng tạo trong việc phát triển