Thành Gia Định, hay thành Sài Gòn còn được biết đến với tên thành Phiên An, tồn tại từ năm 1790 đến năm 1859. Trong một thời gian dài, Thành Gia Định có vai trị rất quan trọng về mặt chính trị quân sự, địa lý của vùng Gia Định.
Năm 1790, dựa trên thiết kế của một người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là Ơng Tín), Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh xây dựng Thành Bát Quái tại làng Tân Khai, huyện Bình Dương, Gia Định sau này là Sài Gịn. Thành Bát Qi có lối kiến trúc hỗn hợp Đơng - Tây theo kiểu hình Vauban có chu vi 3,8 km, gồm 8 cửa (phía Nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía Bắc là cửa Khơn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía Đơng là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía Tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt). Vào thời Minh Mạng, các cửa đã được đổi lại tên, cụ thể: Phía Nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía Bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía Đơng là cửa Phục Viễn và cửa Hồi Lai, phía Tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa.
Sau này khi Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn, ông xây thành cao thêm 1 thước 5 tấc. Sau khi được xây dựng, quân Tây Sơn đã không chiếm thành một lần nào nữa, giúp cho Nguyễn Ánh có được một lợi thế nhất định.
Năm 1833, Lê Văn Khôi, con ni Lê Văn Duyệt chiếm thành, làm căn cứ chính cho cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Đến năm 1835, triều đình nhà Nguyễn đánh bại Lê Văn Khơi và đến năm 1836 vua Minh Mạng ra lệnh phá bỏ thành Bát Quái, cho xây mới Thành Gia Định thứ hai hay còn được gọi là Phụng Thành. Phụng Thành được xây dựng ở Đông Bắc thành cũ theo kiểu thành trì kinh điển của Vauban nhưng nhỏ hơn thành Bát Quái, chỉ có bốn pháo đài bốn góc so với tám pháo đài của thành Bát Quái cũ. Tường thành cao 4,7 m, mỗi cạnh dài trên 490 m được làm từ đá granite, gạch và đất. Xung quanh thành có hào nước bao bọc.
Năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn cơng và chiếm thành Sài Gịn (tức thành Gia Định). Để tránh
quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gịn.
Ngày nay, vị trí của Phụng Thành nằm trong phạm vi bốn con đường: Nguyễn Bỉnh Khiêm là mặt Đông thành, Mạc Đĩnh Chi là mặt Tây thành, Nguyễn Đình Chiểu là Bắc thành và Nguyễn Du là mặt Nam thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hồng về phía gần xưởng Ba Son.
Truông Nhà Hồ và phá Tam Giang
Trong câu ca dao xưa:
“Yêu em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang”.
Hai địa danh truông nhà Hồ và phá Tam Giang trong câu ca dao trên là những địa danh nổi tiếng trong thời Trịnh, Nguyễn phân tranh. Xưa kia, nhắc tới tên của hai địa danh này sẽ là nỗi lo sợ của người dân.
THÀNH GIA ĐỊNH, TRUÔNG NHÀ HỒ
THÀNH GIA ĐỊNH, TRUÔNG NHÀ HỒ mỗi địa danh khơng chỉ mang một câu chuyện cịn là bức tranh phản ánh một khía cạnh trong giai đoạn văn hóa lịch sử của dân tộc.