nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường như: “Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh; tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi cơng cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư; có cơng trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người; thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường”.
Ngoài ra, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng, như: Giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… nên năm 2019 ước tính chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa so cùng kỳ tăng 0,59%, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 3,01%; chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 1,25%; chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,31%.
Các yếu tố kiềm chế CPI trong năm 2019
Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI năm 2019 cụ thể như: Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới năm 2019 tăng
giảm đan xen, bình quân giá dầu Brent từ thời điểm 1/1/2019 đến thời điểm 20/12/2019 ở mức 64,05USD/thùng, giảm 10,28% so với bình qn năm 2018. Tính đến ngày 20/12/2019, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 9 đợt, giảm 11 đợt và 4 đợt giữ ổn định, tính chung năm 2019 chỉ số giá xăng dầu giảm 3,14% so với năm 2018, làm CPI chung giảm 0,15%.
Bên cạnh đó, giá gas sinh hoạt trong nước được điều chỉnh theo giá gas thế giới, năm 2019 giảm 5,97% so với cùng kỳ năm trước. Giá đường trong nước cũng giảm mạnh theo giá đường thế giới, năm 2019 giảm 3,17% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành,
địa phương đã phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, chuẩn bị tốt nguồn hàng, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, tổ chức các đồn cơng tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện cơng tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương, điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt.
Kết quả chỉ số CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và tăng 5,23% so với tháng 12 năm 2018. Như vậy, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2019 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2019./.
ĐIỀU HÀNH...
(Tiếp theo trang 26)
con người, vừa làm mất dần đi lá phổi xanh lọc khí CO2, cung cấp oxi, góp phần gây thêm ơ nhiễm mơi trường, khơng khí, nguồn nước, mặt đất, làm mất cân bằng hệ sinh thái, hủy diệt các thảm động thực vật trong tự nhiên. Một trong các nguyên nhân chính gây ra vấn nạn này là do người dân đốt nương rẫy, đốt lửa hun tổ ong lấy mật, vô ý bỏ lại các vật liệu dễ cháy, dễ bắt lửa. Chính vì vậy, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng là một trong những vấn đề mấu chốt, lâu dài để có một mơi trường xanh, sạch, bền vững.
Lan tỏa trách nhiệm bảo vệ môi trường
Trong hơn 10 năm tham gia Giờ Trái đất, điều mà các cấp lãnh đạo
và người dân Việt Nam hy vọng không chỉ là tiết kiệm được một lượng năng lượng nhất định trong sự kiện đó mà mục tiêu lớn hơn đó là cùng lan tỏa ý thức trách nhiệm, kêu gọi người dân, cộng đồng và xã hội, các doanh nghiệp, đặc biệt là thế hệ trẻ cùng thực hiện tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mơi trường. Giống như mỗi hạt cát đều có vai trị quan trọng để hình thành nên sa mạc, mỗi cá nhân đơn lẻ chỉ bằng những hành động nhỏ của bản thân, lan tỏa đến người thân, cộng đồng xã hội chắc chắn sẽ đem lại những hiệu quả lớn lao trong việc bảo vệ môi trường, cũng như bảo vệ tương lai của đất nước, của nhân loại. Để góp phần bảo vệ mơi trường, bảo vệ đất nước cũng như cả hành tinh xanh
trái đất, mỗi cá nhân cần chung tay từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống thường ngày như: Giữ gìn cây xanh; sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên; rút các phích điện khỏi ổ cắm; sử dụng năng lượng sạch; thực hiện nguyên tắc 3R (reduce, reuese and recycle) giảm sử dụng - tái sử dụng - tái chế; sử dụng sản phẩm địa phương để tiết kiệm năng lượng vận chuyển; tiết kiệm giấy để bảo vệ rừng; giảm sử dụng túi nilon; tận dụng năng lượng mặt trời… Song song với nâng cao ý thức bản thân, kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở, tạo thói quen, nề nếp sinh hoạt có ý thức bảo vệ mơi trường đến mỗi người thân trong cả gia đình, cơ quan, trường học… Bên cạnh đó, cần tăng cường lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường vào trong giáo dục học đường, để ý thức bảo vệ môi trường sẽ được bồi đắp cho các thế hệ tương lai, để bảo vệ mơi trường sẽ trở thành một nét văn hóa, hiện hữu hiển nhiên trong cuộc sống mỗi ngày của mỗi thế hệ./.
Tăng trưởng GRDP cao nhất trong 4 năm qua
Theo số liệu của Cục Thống kê TP. Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2019 ước tính tăng 7,62% so với năm 2018, vượt kế hoạch đề ra, cao hơn mức tăng GDP của cả nước (7,02%). Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm gần đây của Thành phố (năm 2016 tăng 7,16%; năm 2017 tăng 7,39%; năm 2018 tăng 7,17%).
Quy mơ GRDP năm 2019 theo giá hiện hành ước tính đạt 971,7 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 120,1 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2018 (tăng 7,9 triệu đồng).
Cơ cấu GRDP năm 2019 chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,99% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,69%; khu vực dịch vụ chiếm 64,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (cơ cấu tương ứng năm 2018 là: 2,14%; 22,26%; 63,94% và 11,66%).
Các chỉ tiêu cân đối lớn về kinh tế được đảm bảo. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
ước đạt 264,7 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6% dự tốn và tăng 7,4% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa ước đạt gần 244 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 85,7 nghìn tỷ đồng, đạt 84,8% dự tốn đầu năm, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 84,8% dự toán và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước; chi thường xuyên đạt 98,6% dự toán, tăng 10,9%.
Dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
Tiếp nối những kết quả đã đạt được của năm 2018, năm 2019, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Ước cả năm 2019, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thành phố đạt 385,3 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2018, là mức tăng cao nhất trong 4 năm gần đây.
Thu hút đầu tư nước ngoài của Thành phố tiếp tục là điểm sáng, đạt 8,05 tỷ USD, cao nhất sau 30 năm mở cửa hội nhập và là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước. Trong đó, có 800 dự án cấp mới, vốn đầu tư đạt 1,5 tỷ USD; 165 lượt dự án tăng vốn, vốn tăng 1,1 tỷ USD; 1.100 lượt góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam,
tổng giá trị 5,45 tỷ USD. Lũy kế đến nay, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt 42 tỷ USD với 5.300 dự án còn hiệu lực.
Thu hút đầu tư nước ngoài của Thành phố tăng trưởng mạnh trong hai năm qua chủ yếu do môi trường đầu tư được cải thiện rõ nét. Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 tăng 4 bậc so với năm 2017, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố - là mức cao nhất từ trước đến nay. Hà Nội cũng nằm trong tốp 10 địa phương có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước.
Môi trường đầu tư cải thiện, thu hút đầu tư được đẩy mạnh đã giúp số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng khá. Trong năm 2019, có 27,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 510,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11% về số doanh nghiệp và tăng 30% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, số vốn đăng ký
HÀ NỘI