MƠI TRƯỜNG SFC VIỆT NAM
Năm 2019 - Kinh tế tồn cầu đồng loạt giảm sút
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới năm 2019 công bố tháng 10 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2019 xuống 3%, mức thấp nhất trong một thập kỷ qua. IMF nhận định, kinh tế thế giới đang đồng loạt giảm tốc, với gần 90% các nước trên thế giới tăng trưởng chậm lại trong năm nay, đồng thời cảnh báo kinh tế thế giới đang phát triển với nhịp độ yếu nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu giai đoạn 2008-2009.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu chỉ đạt 1,2% năm 2019, thấp hơn so với mức 2,6% đưa ra vào tháng 4/2019. Các chỉ số thương mại hàng hóa và dịch vụ của WTO đều cho thấy xu hướng chững lại trong giai đoạn gần đây và dự báo sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, tùy thuộc vào diễn biến của căng thẳng thương mại
và bất định chính sách của các nền kinh tế chủ chốt.
Báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC) công bố hồi tháng 11 cũng cho thấy, mặc dù tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu đã tăng trong nửa đầu năm do xu hướng bất ngờ tăng giá ở một số nền kinh tế tiên tiến và hoạt động mạnh mẽ trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), song sự phục hồi khiêm tốn này chỉ diễn ra trong ngắn hạn. EC dự báo tăng trưởng GDP tồn cầu, khơng kể Liên minh châu Âu (EU), sẽ giảm mạnh từ mức 3,8% trong năm 2018 xuống còn 3,2% năm 2019.
Theo giới chuyên gia kinh tế nhận định, nền kinh tế toàn cầu đã trở nên mong manh do hệ thống thương mại và đầu tư suy yếu kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi “cuộc đấu” thuế quan với Trung Quốc. Sau khi làm đảo lộn cục diện kinh tế toàn cầu và chặn đà tăng trưởng kinh tế từng được dự báo là khá vững chắc, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục vẽ những
“vệt tối” lên bức tranh kinh tế tồn cầu năm 2019.
Những địn áp thuế “ăn miếng trả miếng” giữa Washington và Bắc Kinh nhằm vào một khối lượng lớn hàng hóa của nhau hồi giữa năm nay và đỉnh điểm là tháng 8 vừa qua đã phần nào làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm lòng tin của giới đầu tư và kinh doanh, từ đó tạo ra những rào cản bất lợi cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
Trong khi đó, tiến trình Brexit chông gai của nước Anh với những biến động liên tiếp trên chính trường nước này đã “phủ bóng đen” không chỉ lên nền kinh tế Anh mà cả châu Âu. Nguy cơ của “Brexit cứng” không thỏa thuận kéo theo tình trạng hỗn loạn thị trường tài chính, đe dọa toàn bộ nền kinh tế thế giới, khiến giới đầu tư “đứng ngồi không yên” suốt nhiều tháng. Kịch bản Brexit cứng được dự báo sẽ gây thiệt hại cho cả đôi bên, khiến GDP của Anh giảm 3,5%, trong khi GDP của EU cũng giảm hơn 0,5%.