Xuân Canh Tý 2020
Địa chỉ: Số 97 Bạch Đằng - P. Tân Lập - TP. Nha Trang - Tỉnh Khánh Hoà Điện thoại: 0258.3 527 414 - 3 527 408 * Fax: 258.3 527 409
cho tương lai, thế nhưng họ cũng đang phải lúng túng “tự bơi” để hướng nghiệp cho con cái do bản thân thiếu nhiều thông tin và kiến thức hướng nghiệp.
Đối với các bạn trẻ, chủ thể chính trong cơng tác hướng nghiệp, lại phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập ở trường và ít có cơ hội tham gia trải nghiệm những hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp - một điều rất cần thiết để tìm hiểu, khai phá về bản thân cũng như thị trường lao động. Mặc dù trong cuộc sống ngày nay ngày càng hiện đại hơn với quan điểm sống khá mở, song nhiều em học sinh vẫn được bố mẹ, người thân xây đắp một suy nghĩ rằng chỉ học mới có thể giúp mình phát triển, thốt khỏi sự nghèo khó. Vì thế, đại học ln là mục tiêu cao nhất được mọi người theo đuổi và học nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Giới trẻ xem việc bước chân vào trường nghề là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học không đạt được. Đây cũng là lý do ở cấp học phổ thơng hiện nay, khơng ít học sinh học nghề chỉ nhằm mục đích lấy điểm cộng cho xét tốt nghiệp THCS và tuyển sinh vào trung học phổ thông (THPT) mà chưa chú tâm học nghề.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, để cụ thể hóa chủ trương phân luồng cho đào tạo nghề nghiệp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị các kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, năm 2018, Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018- 2025” được phê duyệt. Đây là bước đi mạnh mẽ của Chính phủ
trong quyết tâm nâng cao chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp nước ta nhằm tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thơng, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Triển khai thực hiện Đề án, công tác định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở được xác định là một nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta. Đến nay, nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo trong việc tích hợp các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thơng gắn với dạy học các môn và tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nông trại, làng nghề truyền thống nhằm định hướng phân luồng học sinh. Ví dụ như, một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Cần Thơ và Hưng Yên… đã triển khai các chương trình trải nghiệm cho học sinh tại khu cơng nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống trên địa bàn. Một số mơ hình thí điểm nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương cũng được thực hiện như: Mơ hình trường học - nơng trường chè, nơng trường mía, nơng trường cam tại Tun Quang, Hịa Bình; Mơ hình trường học - vườn đào, trường học - du lịch ở Lào Cai, Hà Giang... Các chương trình trải nghiệm lồng ghép trong chương trình giáo dục tại nhà trường đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng
người dân địa phương; giúp công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở tại một số địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định, từng bước góp phần điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được trên cũng mới chỉ là bước đầu, việc thực hiện phân luồng học sinh chưa đạt hiệu quả mong muốn, không sát, không theo nhu cầu xã hội. Việc học tiếp lên trung học phổ thông vẫn là luồng chủ yếu mà học sinh trung học cơ sở hướng tới, mặc dù có nhiều em học sinh do hồn cảnh khó khăn hoặc bị hạn chế về năng lực đã bỏ học khi chưa hồn thành THPT. Phần lớn các tỉnh/thành đều có tỷ lệ học sinh học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80% (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...). Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do hạn chế của các cơ sở giáo dục.
Trên thực tế, các trường trung học cơ sở vẫn chạy theo tư tưởng trọng bằng cấp nên chưa coi trọng công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh. Hầu hết giáo viên kiêm nhiệm nội dung hướng nghiệp chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và chịu áp lực giảng dạy quá nặng. Bên cạnh đó, nhiều trường hiện vẫn đang rất thiếu cơ sở vật chất, điều kiện thực hành thí nghiệm và các khu trải nghiệm về các ngành nghề để học sinh có thể tham gia, sáng tạo các sản phẩm theo sở thích, thế mạnh của mình.
Mặt khác, công tác tư vấn hướng nghiệp gồm hai nội dung chính.