theo vấn đề bảo vệ môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước với những dự án lớn cấp tỉnh, cấp quốc gia hay thế giới mà còn là trách nhiệm chung của cả cộng đồng từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống thường ngày. Bởi, khi tồn xã hội chung tay bảo vệ mơi trường dù chỉ từ những hành động nhỏ nhưng lại có thể đem lại những ý nghĩa và tác dụng vơ cùng lớn lao.
chính sách, chiến lược để kiểm sốt ơ nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, quản lý chất thải rắn; thực hiện chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hồn, trong đó chú trọng giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, tận dụng tối đa giá trị của rác thải nhựa cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Do lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển, chưa có năng lực xử lý đáp ứng được khối lượng chất thải nhựa được thải ra mỗi ngày nên việc hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa và nilon từ chính người dân giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đẩy lùi nguy cơ “ơ nhiễm trắng” do chất thải nhựa gây ra. Vì vậy, mỗi người dân đều cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần; tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với mơi trường, sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần, các sản phẩm được làm từ nguyên vật liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường như mây, tre, cói, giấy…
Nâng cao ý thức xả thải
Tại một số quốc gia, điển hình như Singapore, ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh nơi công cộng cũng như chấp hành pháp luật của người dân rất cao; trên các con đường, hè phố của quốc gia này hầu như khơng có một mẩu giấy, rác, người dân tuyệt đối không hút thuốc lá nơi công cộng bởi sẽ phải chịu chế tài phạt rất cao. Trong khi đó, Nhật Bản là một trong những quốc gia nổi tiếng
về sạch sẽ, tại các nơi công công khơng hề có nhiều thùng rác do người dân đều có ý thức đem rác về nhà rồi phân loại trước khi thải ra mơi trường. Đó là điều mà Việt Nam cần học hỏi, bởi Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng các loại rác thải được đổ tràn lan ra ruộng đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ, sơng suối, thậm chí ở vỉa hè và lịng đường cả ở khu vực
nơng thơn và thành thị. Đặc biệt vào thời điểm đầu năm, khi các lễ hội văn hóa diễn ra trên phạm vi cả nước thì vấn đề về ý thức xả rác của người dân cũng như du khách hành hương tới các địa điểm danh lam thắng cảnh luôn được nhắc đến thường xuyên.
Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, sau 1 giờ tắt đèn của sự kiện Giờ Trái đất 2019 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 30/3/2019), Việt Nam đã tiết kiệm được 492 nghìn kwh sản lượng điện, tương đương với số tiền khoảng 917 triệu đồng. Tương ứng
trong khoảng thời gian đó, Việt Nam đã tiết kiệm được khoảng 200 tấn than đá dùng đốt trong nhà máy nhiệt điện than để sản xuất ra sản lượng điện trên (trung bình 1 tấn than đá cho lượng điện 2.460 kwh); đồng thời hạn chế được khoảng trên 60 tấn tro xỉ thải ra mơi trường chưa kể đến khí thải và nước thải trong quá trình đốt than (cứ đốt 10 tấn than đá
sẽ thải ra 3,3 tấn tro xỉ) và các chất thải ra mơi trường trong q trình khai thác nguyên liệu làm chất đốt. Những con số trên đã cho thấy hiệu quả bảo vệ môi trường khi cộng đồng cùng chung tay thực hiện chỉ bằng những hành động nhỏ nhất như tắt công tắc điện khi không sử dụng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng để tránh những tác động tiêu cực đến mơi trường.
Bên cạnh đó, hằng năm Việt Nam đều phải đối mặt với vấn đề cháy rừng xảy ra trên cả nước, vừa làm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên đất nước, gây thiệt hại kinh tế đáng kể, đe dọa đến tài sản, tính mạng