Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo với phong cảnh nước non hùng vĩ Đặc

Một phần của tài liệu 2020-BIA-_637183055888905782 (Trang 58 - 59)

độc đáo với phong cảnh nước non hùng vĩ. Đặc biệt, nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình. Từ trên cao nhìn xuống, Quần thể chùa Tam Chúc đẹp như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hồn tồn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt. Có lẽ vì thế, mà Tam Chúc cịn được rất nhiều nhà phong thủy đánh giá là vùng đất địa linh bởi thế “lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ”.

hạng mục ấn tượng: Tháp Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan, vườn cột kinh. Những ngôi điện đều được xây theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ, có diện tích rất rộng, từ 3000- 5.400 m2, cao từ trên 30-39m, các bức tượng được thờ ở đây đều bằng đồng nguyên khối nặng từ 85-150 tấn.

Điểm hấp dẫn tại khu tâm linh Chùa Tam Chúc chính là 12.000 bức tranh được làm bằng đá lấy từ núi lửa đã ngừng hoạt động ở Indonesia, do các nghệ nhân Indonesia chế tác và ghép trên toàn bộ bề mặt tường phía trong cả 3 ngơi đại điện. Mỗi bức tranh ở đây đều được chạm khắc tinh tế, ghép lại bởi nhiều tấm đá mang màu cháy của gạch nung già lửa, rất trầm mặc và cổ kính. Đá núi lửa có độ xốp, khơng q nặng, thuận lợi khi chế tác các họa tiết, chi tiết phức tạp và tinh xảo, rất rắn chắc và bền mãi với thời gian. Đây chính là những tác phẩm nghệ thuật, tái hiện lại cuộc đời Đức Phật, gửi gắm những câu chuyện nhân văn và sâu sắc, chỉ có duy nhất tại chùa Tam Chúc.

Điện Tam Thế là tịa đại điện lớn nhất, có 3 tầng mái cong, được xây theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng của Việt Nam. Với chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², diện tích tầng hầm 2.200m², điện Tam Thế có thể chứa được 5.000 phật tử cùng hành lễ một lúc. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn - chốn bồng lai tiên cảnh, nơi ẩn chứa những vẻ đẹp

chân, thiện, mỹ mà con người hằng mong ước. 

Điện Pháp Chủ có chiều cao 31m, diện tích sàn 3.000 m2. Nơi đây có pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác và 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời đức Phật do thợ Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa đưa sang. Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu khổng lồ bao trùm tồn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.

Điện Quan Âm cao 30,5m, mặt sàn rộng 3000m². Nơi đây chứa đựng một kho tàng phong phú với những tích chuyện cổ vơ cùng sâu sắc về tấm lịng từ bi, nhân hậu của Đức Phật cứu độ chúng sinh, thể hiện qua các lần ứng thân của đức Phật khi Ngài đã trải qua vô số kiếp luân hồi. Khi thì Ngài hiện thân thành chú voi hy sinh thân mình nhảy xuống vách núi để làm thức ăn cho dân làng đói phía dưới; có khi hiện thân thành chú thỏ sẵn sàng nhảy vào lửa để cứu người Bà-la-mơn khỏi chết đói trong rừng; khi là một vị vua từ bi sẵn sàng xẻ thịt cánh tay mình để cho quạ ăn thịt cứu bầy chim sẻ… 

Bên cạnh những bức tranh kể các câu chuyện cổ cịn có bức tranh kể về sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi với người dân Việt Nam. Trung tâm của các bức tranh là tượng khắc nổi của Phật Quan Âm với hình ảnh quen thuộc trong các ngơi chùa nổi tiếng như

Chùa Phật Tích, Chùa Hương: Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Quá Hải và Quan Âm Tống Tử. Đây là 4 bức tranh đặc biệt được tạo tác trên nền phong cảnh thiên nhiên đẹp như thơ của Tràng An và Tam Chúc.

Ngoài 3 đại điện được xây dựng theo triền núi thoải dần xuống thì trên đỉnh núi Thất Tinh cịn tọa lạc ngơi Tháp Ngọc. Ngơi tháp có chiều cao 15m được xây dựng hồn toàn bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ, lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam. Đặc biệt, khi ghép các phiến đá này, các nghệ nhân Ấn Độ không dùng bất cứ một loại vật liệu kết dính nào. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m², trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Sắp tới, Tháp Ngọc dự định sẽ đặt 7 viên đá thiên thạch có nguồn gốc từ Mặt Trăng đã rơi xuống trái đất cách đây khoảng 1.000 năm trước, được các nhà khoa học tìm thấy tại Nam Phi. 7 viên đá này khi ghép lại sẽ thành một viên đá hoàn chỉnh. Đây sẽ là điều thú vị và độc đáo cho ngôi Tháp Ngọc. Để chiêm ngưỡng cơng trình nghệ thuật này, du khách phải qua 299 bậc đá mới lên tới Tháp.

Cổng Tam Quan Nội trước bến thuyền Tam Chúc cũng được xây theo lối kiến trúc cổ truyền, có 3 tầng mái cong, cao 28,8m, rộng 3558m². Tại cổng Tam Quan, có điểm nhấn đặc biệt là chiếc vạc bằng đồng đen rất lớn được đúc phỏng theo vạc Phổ Minh - một trong An Nam tứ đại khí.

Bước qua cổng Tam Quan đồ sộ, sau chiếc vạc khổng lồ, sẽ là vườn cột kinh rộng lớn. Đây là ý tưởng lấy từ cột kinh Phật - Bảo vật

Một phần của tài liệu 2020-BIA-_637183055888905782 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)