Ngọc Linh
Công tác hướng nghiệp tại một số quốc gia phát triển...
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ các học sinh chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, phát huy tối đa năng lực bản thân, đồng thời tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, giúp tăng năng suất lao động và góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đâu là thời điểm phù hợp để hướng nghiệp? Tại các quốc gia phát triển, định hướng nghề nghiệp được bắt đầu rất sớm, ngay sau cấp học trung học cơ sở, có sự tham gia của các giáo viên và đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Chính phủ đóng vai trị đưa ra những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho cơng tác phân luồng, còn các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp tham gia sâu vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.
Ví dụ như tại Nhật Bản có hệ thống giáo dục gồm 9 năm giáo dục bắt buộc (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở), 3 năm trung học phổ thông không bắt buộc và 4 năm đại học. Chính phủ nước này có chính sách phát triển trường trung học kỹ thuật bậc cao và thành lập loại hình trường cao đẳng cơng nghệ đào tạo 5 năm với mục đích hướng nghiệp sớm và phân luồng giáo dục cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Sau cấp học trung học cơ sở, có khoảng 70% học sinh ở
phổ thông để vào đại học, cao đẳng; khoảng 30% học sinh còn lại đi theo hướng đào tạo nghề. Trong một số chương trình, học sinh có thể tham gia vào các khóa đào tạo nghề thơng qua liên kết giữa nhà trường và các nhà tuyển dụng địa phương.
Trong khi đó, hệ thống giáo dục của Trung Quốc bao gồm 3 cấp bậc: (1) Bậc tiểu học, kéo dài 6 năm và là chế độ giáo dục bắt buộc được nhà nước bảo trợ; (2) Bậc trung học gồm trung học phổ thông (kéo dài 6 năm gồm 2 giai đoạn sơ trung - trung học cơ sở và cao trung - trung học phổ thông) và trung học dạy nghề (kéo dài 3 năm do cơ sở trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề đảm nhiệm; (3) Bậc cao (Cao đẳng, đại học và sau đại học), thường là 4 năm. Để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, chất lượng và phương pháp giáo dục Trung Quốc đã có sự thay đổi tích cực và hình thành thể chế phân luồng giáo dục theo 3 tầng bậc là: Sau tốt nghiệp tiểu học; Sau tốt nghiệp sơ trung và Sau tốt nghiệp cao trung, trong đó phân luồng sau sơ trung là chủ yếu. Trung Quốc đặt mục tiêu phân luồng sau giáo dục của hai luồng giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp đạt tỷ lệ 1:1 và phát triển theo hướng quy mô giáo dục nghề nghiệp trung cấp lớn hơn giáo dục
dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông liên thông với nhau và phát triển hài hòa.
Ở Singapore, hệ thống giáo dục được phát triển trên nền tảng mỗi sinh viên đều có những năng khiếu đặc biệt và sở thích riêng biệt, được áp dụng một cách linh hoạt để giúp học sinh thể hiện khả năng của bản thân một cách tồn diện nhất. Cơng tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông ở Singapore được lồng ghép và tích hợp trong các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi từ bậc trung học đến cả bậc học sau phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp gồm 3 giai đoạn: Nhận thức nghề nghiệp; khám phá nghề nghiệp; kế hoạch
thực thi nghề nghiệp. Quá trình này giúp cho mỗi học sinh nhận ra tố chất riêng của chính mình, khám phá thế mạnh bản thân và nhận thức những giá trị lợi ích nghề nghiệp cần theo đuổi, từ đó giúp học sinh chủ động có những kế hoạch khả thi để phát triển nghề nghiệp, linh hoạt và dễ thích nghi với mơi trường cơng việc.
Cịn ở Đức, cơng tác giáo dục có những khác biệt giữa các bang, mỗi bang có bộ luật và hệ thống giáo dục riêng. Có sự phân biệt giữa nghĩa vụ học phổ thơng (tồn thời gian) và nghĩa vụ học nghề. Nghĩa vụ học phổ thông kéo dài đến khi kết thúc năm thứ 9 đến trường (ở một số bang là năm thứ 10) trong khi nghĩa vụ học nghề là 3 năm, bắt đầu sau khi kết thúc nghĩa vụ học phổ thông nếu không học tiếp trung học phổ thông tại một trường giáo dục phổ thông. Việc phân luồng được thực hiện rất sớm theo năng lực học sinh ngay sau trung học cơ sở. Chính phủ Đức có khá nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phân luồng này. Cụ thể, luật pháp vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện cho khu vực tư nhân, khu vực phi chính phủ, các cơng ty/doanh nghiệp được (phải) tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp và hệ thống tạo việc làm cho học sinh học nghề. Chính phủ nước này không quản lý trực tiếp công tác dạy nghề, nhưng quản lý chất lượng đào tạo nhằm thống nhất chuẩn chất lượng và buộc các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề phải thực hiện theo chuẩn. Các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp có thể đưa các đặc điểm truyền thống,
văn hóa, kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu và điều kiện của doanh nghiệp vào chương trình đào tạo. Do đó chương trình đào tạo thể hiện tính đa dạng và gắn kết chặt chẽ với thực tiễn địa phương, ngành nghề.
Tại Mỹ, việc tích hợp giáo dục văn hóa và giáo dục nghề ở bậc học trung học phổ thơng đang là xu hướng chính hiện nay, nhằm giúp học sinh xác định đúng nghề nghiệp cho mình. Mỗi học sinh sẽ có đội ngũ giáo viên cố vấn (3-5 người) đồng hành ngay từ đầu năm lớp 11 đến cuối năm lớp 12. Mặc dù giáo viên cố vấn không giảng dạy bất cứ môn học nào khác, song ở hầu hết các trường, trung bình một tuần học sinh sẽ có một tiết học với giáo viên cố vấn. Ngoài ra, trên cơ sở khả năng của học sinh, các giáo viên cố vấn giúp học sinh tham gia các sự kiện của một số trường đại học, cơng ty… để học sinh có thể xác định được hướng đi và có sự chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
... và những vấn đề ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tình hình lao động, việc làm cả nước năm 2019 có nhiều chuyển biến tích cực, số người có việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm dần. Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98%. Mặc dù vậy, câu chuyện thất nghiệp vẫn là chủ đề “hot” được nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh quan tâm. Giới phân tích cho rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thất nghiệp là sự “lệch pha” giữa nhu cầu của thị trường và mong muốn của người học, cũng như thực tế đào tạo
ở các trường, mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ công tác hướng nghiệp ở nước ta trong những năm qua cịn khơng ít những bất cập, xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan, cả từ phía gia đình và xã hội.
Trước hết là các vấn đề xuất phát từ phía gia đình và chính thế hệ trẻ hiện nay. Trong các gia đình Việt Nam, các bậc phụ huynh thường có 2 khuynh hướng về định hướng nghề nghiệp. Thứ nhất, phụ huynh không coi trọng công tác hướng nghiệp, để con tự tìm hiểu thơng tin về nghề nghiệp dẫn tới nhiều bạn trẻ vẫn còn mơ hồ về nghề nghiệp tương lai, chọn nghề dựa vào “cảm giác”.
Thứ hai, một số phụ huynh định hướng “dọn đường” sẵn cho con, với mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng và thành công trong sự nghiệp theo những quan điểm cá nhân, ví dụ như phải “vào đại học bằng mọi giá” thì mới có tương lai tốt hay đó là xu thế của xã hội… trong khi học lực của nhiều học sinh không cao. Theo kết quả cuộc khảo sát “Thực trạng đầu tư giáo dục cho con cái trong các hộ gia đình ở Việt Nam” do Trung tâm Thông tin và Dự báo KT-XH quốc gia (NCIF) đã thực hiện năm 2015 cho thấy, có 77,6% bố mẹ cho rằng việc học đại học/ cao đẳng của con cái là bắt buộc. Điều này đã tạo áp lực lớn đối với khơng ít bạn trẻ vốn thụ động và khơng quyết đốn trong việc xây dựng kế hoạch cho tương lai, đồng thời gây lãng phí nguồn lực cho cả xã hội và gia đình. Trong số ít gia đình, phụ huynh đã có sự đồng hành, chia sẻ cùng các con trong lựa chọn nghề nghiệp