ở nhiều làng quê miền Bắc. Trò chơi thường diễn ra ở sân đình hay trên sân rộng. Trước khi chơi, người ta trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 3 đến 5m được kẻ làm điểm xuất phát.
Trước khi chơi, trọng tài sẽ trao cho người chơi một chiếc gậy dài khoảng 50cm,
những người tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên họ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây. Người đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng ghi trong mảnh giấy nhỏ trong chiếc niêu bị đập vỡ…
Trò chơi đập niêu đất ngày nay vẫn là trò chơi thu hút nhiều người tham gia bởi tính giải trí khá cao, mang lại khơng khí vui tươi trong các dịp lễ, hội.
Kéo co: Được biết đến như trò
chơi dân gian truyền thống và cũng là một mơn thể thao mang tính đồng đội, thường có mặt trong lễ hội, sự kiện sinh hoạt
cộng đồng lôi kéo nhiều người tham gia. Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở các nước Đơng Nam Á với mong ước mưa thuận, gió hịa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.
Tại Việt Nam, kéo co đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục
phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Đặc biệt,
trò chơi này thường được diễn ra ở vùng
Trung du,
đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hà Nội… Với cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, được chia làm hai phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bên kia là bên đó thắng. Năm 2015, UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cùng với một số quốc gia khác là Campuchia,
Hàn Quốc, Philippines. Đây cũng là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên Việt Nam tham gia đệ trình và được chấp thuận.
Chọi gà: Là một thú chơi tao
nhã, vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn ni của nhà nơng xưa. Trị chơi chọi gà xuất hiện ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của cả nước, song nổi tiếng nhất phải kể đến nhiều làng nổi tiếng với chơi chọi gà như Đình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ -Yên Phong (Bắc Ninh). Nam Bộ
trước đây cũng từng là nơi sôi nổi nhất với thú
chơi này. Người ta phải cất công tuyển chọn
giống gà hay từ các địa phương như: Cao
Lãnh, Hóc Mơn, Cần Đước, Trà Vinh... để
có được những “chiến kê” xuất sắc.
Tuy chỉ là một “thú vui tiêu khiển”, nhưng việc chăm sóc, chọn lọc, ni dưỡng, huấn luyện gà thì là cả một q trình rất cơng phu. Từ xa xưa, trong dân gian đã lan truyền “chiêu” lựa gà nịi chuẩn: “Đầu cơng, mình cốc, mắt ốc, chân chì, cánh võ trai, quản ngắn, chẳng thua ai”. Rồi đến cơng đoạn chăm sóc, ni dưỡng, huấn luyện… cũng được những người chơi đặc biệt quan tâm và có những bí quyết riêng.
Xuất phát là trị chơi dân gian, nên tinh thần của trò chơi này là thắng thua không quan trọng, mà chủ yếu để những người nuôi gà chọi chia sẻ kinh nghiệm và điều đặc biệt là để khán giả