Địa chỉ: 19 Đường Hai Bà Trưng - TP. Quảng Ngãi - Tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: 0255.3 822 162 - 3 822 862 Email: quangngai@gso.gov.vn
Xuân Canh Tý 2020
Chúc Mừng Năm Mới Năm Mới
Người dân tộc Ơ Đu theo tiếng Thái nghĩa là “thương lắm”, cịn có tên gọi khác là người Tày Hạt. Người Ơ Đu nói tiếng Ơ Đu, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á. Xưa kia, người Ơ Ðu cư trú suốt một vùng dọc theo hai con sông Nặm Mộ và Nặm Nơn. Do nhiều biến cố trong lịch sử, người Ơ Ðu phải rời đi nơi khác hay sống hoà lẫn với các cư dân mới nên ngày nay người Ơ Đu chỉ còn giữ được ý thức tự giác về tộc người, cịn ngơn ngữ gần như bị mai một. Cùng với ngơn ngữ, tổ chức dịng họ của người Ơ Đu rất mờ nhạt, phong tục riêng cũng vì thế mà dần bị mai một. Đến nay, Tết mừng tiếng sấm được xem
là một trong những lễ hội độc đáo, ít ỏi mà người Ơ Đu còn lưu giữ. Tuy nhiên, hiện chỉ có bản Văng Mơn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) là còn giữ lại được lễ Tết mừng tiếng sấm gần như nguyên vẹn.
Theo tập tục cổ xưa, người Ơ Đu tính thời gian trong năm bắt đầu từ ngày có tiếng sấm đầu tiên. Tiếng sấm còn là mốc thời gian để đồng bào thực hiện những việc trọng đại trong gia đình, dịng họ và kể cả công việc chung của cộng đồng. Bản thân người Ơ Đu từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi cũng phải chờ tiếng sấm vì theo họ chỉ khi có tiếng sấm vang lên thì linh hồn họ mới được siêu thốt. Do đó, Tết mừng tiếng sấm đầu năm
là một lễ tục quan trọng nhất đối với người Ơ Đu.
Nghi lễ đầu tiên trong ngày Tết Chăm Phtrong là phong sắc, phong tước cho các chức sắc trong bản như: Trưởng họ, già làng, các chức sắc trong giới thầy mo và đổi tên cho những người đàn ông đã trưởng thành. Những nhà có người chết trong năm thì mời thầy mo về nhà làm lễ tiễn linh hồn người chết về với tiên tổ, đồng thời tiến hành làm nghi lễ bỏ tang cho người góa bụa, sau lễ mừng tiếng sấm họ có thể đi bước nữa. Những đứa trẻ sinh trong năm, đến ngày Chăm Phtrong được các thầy mo đến nhà làm lễ nhập họ và chính thức đặt tên.