đồng bào Ơ Đu. Khi có tiếng sấm đầu tiên, người Ơ Đu làm lễ cúng tạ ơn trời đất và bắt đầu một mùa canh tác mới. Lễ hội mừng tiếng sấm đầu năm còn là dịp để người Ơ Đu gửi gắm ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu dồi dào sức khỏe, dân làng đồn kết và đón một năm mới làm ăn sn sẻ, phát đạt.
“Độc lạ”
Lịch sử của Osechi
Theo truyền thống, trong suốt ba ngày đầu năm mới, phụ nữ Nhật sẽ khơng nấu nướng, vì vậy họ phải chuẩn bị các hộp cơm Osechi trước tết.
Osechi chính là mâm cỗ tết truyền thống mà tất cả người Nhật phải dùng vào ngày đầu năm mới. Trong tiếng Nhật Osechi là bữa ăn mừng Tết Nhật Bản, có nguồn gốc từ thời Heian (794-1185).
So với các bữa ăn khác, Osechi khác biệt ở chính cách trình bày của nó. Thức ăn được đựng vào một tráp sơn rất đẹp có nhiều ngăn gọi là “Jubako”, thường có màu đen hoặc đỏ và trang trí bằng những họa tiết truyền thống.
Mỗi món ăn được đựng trong hộp sẽ có ý nghĩa cầu phúc, chúc mọi người gặp may mắn trong năm mới, hay đơn giản chỉ là “sống sót” qua những ngày đầu năm mới, khi các cửa hàng khắp nước Nhật đã đóng cửa.
Đón Tết Chăm Phtrong, đồng bào Ơ Đu mổ lợn để cúng tổ tiên. Khi mổ lợn, các gia đình đều phải mời dân làng tới dự và uống rượu để ăn Tết cùng và là dịp gia chủ cảm ơn bà con, hàng xóm trong bản đã giúp đỡ gia đình trong năm qua. Bên cạnh đó, mỗi gia đình đều chuẩn bị một con gà trống thiến. Con gà trống này sẽ được làm thịt để làm lễ cúng và cặp chân được giữ cẩn thận nhờ thầy mo làm lễ thăm chân gà. Theo quan niệm xưa, việc xem chân gà đầu năm là để dự đoán năm mới được no ấm, hạnh phúc. Người Ơ Đu cho rằng, sau tiếng sấm đầu tiên trong năm, con vật cất tiếng kêu đầu tiên là con gà, vì vậy gà là linh vật thần sấm gửi gắm thông điệp ngày đầu năm.
Ngồi ra những món khơng thể thiếu trong mâm cúng của đồng bào Ơ Đu là rượu cần 2 vò, bánh chưng, cơm lam, nếp cẩm, cá mọc, cá lạp, nhoọc chuột… Lễ vật mừng tiếng sấm được đồng bào bày trên chiếc mâm mây đã trải lá chuối rừng đặt dưới sân trước nhà sàn. Trong buổi lễ, thầy cúng thay mặt cho bà con cầu mong trời đất, tổ tiên, dòng họ và linh hồn người Ơ Đu phù hộ cho bản mường một năm mưa thuận gió hịa để thuận lợi cho việc trồng trọt, săn bắt, hái lượm.
Trong những ngày Tết Chăm Phtrong, ngoài việc được thưởng thức những món ăn truyền thống, du khách và đồng bào dân tộc Ơ Đu cùng tham gia nhiều trò chơi dân gian như: Đánh khăng, chọi gà, đi cà kheo... hay nhảy múa theo những giai điệu truyền thống của người Ơ Đu với những âm thanh vui tươi của nhạc cụ cồng chiêng, đàn tùng tinh, trống và những nhạc cụ được làm từ ống nứa.
Ngày xưa, Tết mừng tiếng sấm của đồng bào Ơ Đu thường được tổ chức từ 5-7 ngày, nay rút gọn còn trong một ngày, nhưng các nghi lễ vẫn được thực hiện theo phong tục truyền thống./.
Hùng Linh