Đường Đinh Tiên Hoàng - Phường Chi Lăng - TP. Lạng Sơn - Tỉnh Lạng Sơn Điện thoại: 0205.3 812 112 - 3 812 337 * Fax: 0205.3 812 337
Email: langson@gso.gov.vn
cùng những chú chim hót líu lo, những hạt sương mai lấp lánh còn đọng lại trong nắng sớm. Hoa Mận Sapa thường nở rộ vào cuối độ đầu xuân. Vẻ đẹp của hoa mận Sapa được ví như vẻ đẹp ngây thơ, thuần khiết của thiếu nữ miền Tây Bắc.
Mùa xuân còn mang đến Sapa những chùm hoa Đỗ Quyên bung nở giữa thảm xanh của rừng trên những cung đường lên đỉnh Fansipan khiến dãy Hoàng Liên Sơn thêm thơ mộng. Dường như nơi đây là xứ sở của lồi hoa Đỗ Qun với 40 lồi đủ hình dáng và màu sắc khác nhau như: Đỏ, trắng, hồng, vàng… Mỗi loài mang một vẻ đẹp rất riêng, tỏa hương khoe sắc như muốn dẫn du khách lạc vào chốn thần tiên.
Khi nắng xuân ấm áp về trên đất Sapa, khắp con đường, bản làng nơi đây cũng hút hồn du khách bởi vẻ đẹp của cánh đồng hoa cải vàng, trắng đang vào mùa nở rộ. Và những chuyến du lịch xuân trên mảnh đất Sapa thêm phần thú vị bởi những ruộng bậc thang đang ăm ắp nước long lanh hòa cùng màu xanh của đất trời trên những con đường về bản Cát Cát, bản Sín Chảo, Lao Chải, Tả Van… Lấp ló đâu đó là những bóng dáng người dân vùng cao đang mải mê với công việc chuẩn bị cho một vụ mùa mới.
Khơng chỉ có những bơng hoa khoe sắc hay những cánh đồng no nước, mùa Xuân Sapa còn là mùa lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của người đồng bào nơi đây. Đến với Sapa
những ngày đầu xn du khách sẽ có cơ hội được tìm hiểu về nền văn hóa, phong tục của người dân Tây Bắc. Mỗi lễ hội biểu trưng cho một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo được người dân nơi đây lưu giữ. Ví như: Lễ hội xuống đồnghay
cịn gọi là Lễ hội Rng Poọc, là
một trong những lễ hội lớn của người Tày, người Giáy sinh sống ở Bản Hồ, được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, để kết thúc một tháng vui chơi (tháng Tết) và cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn, cầu cho mùa màng bội thu đến với mọi nhà. Lễ hội có những tiết mục văn nghệ của người dân tộc Dao và Tày với những màn múa xòe, múa sạp duyên dáng điệu đà cùng những trò chơi dân gian độc đáo như đánh đu, ném còn, đẩy gậy…
Hay Lễ hội Gầu tào, một lễ hội
truyền thống của người H’Mông, thường diễn ra vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch. Người dân nơi đây tổ chức lễ hội Gầu Tào để cảm tạ trời đất đã mang đến nhiều may mắn, sức khỏe đến với gia đình, dịng họ, thơn bản trong suốt một năm vừa đi qua. Đến với lễ hội Gầu tào, du khách được tìm hiểu các nghi thức cúng lễ độc đáo và được hịa mình vào những sắc thổ cẩm rực rỡ của những cô gái H’Mông trong các điệu múa hay tận hưởng những lời hát giao duyên hòa cùng với âm điệu lúc trầm, lúc bổng của tiếng sáo, tiếng khèn, tạo nên bản hòa ca say đắm của núi rừng Tây Bắc.
Còn cả Lễ hội Tết nhảy, một nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Dao đỏ ở Tả Van, huyện Sapa, thường được tổ chức tại nhà ông trưởng họ vào mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đó là nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ… khiến sinh hoạt tết của người Dao đỏ giầu bản sắc, độc đáo nhưng thấm đậm tính nhân văn.
Cùng với những lễ hội dân gian, mùa xuân Sapa còn làm say lịng người bởi những phiên chợ tình với những đơi trai gái tình tứ, hẹn hị trong màn sương mờ ảo, bởi tiếng khèn, tiếng sáo, đàn môi da diết của những chàng trai phố núi và bởi những nụ cười lúng liếng và ánh mắt đưa tình của các thiếu nữ đang độ tuổi cập kê.
Khi cái lạnh của mùa đông đang dần tan biến, cả đất trời rực rỡ đón xuân, hãy đến với Sapa lung linh quyến rũ, dù chỉ một lần, để hịa mình vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng rực rỡ màu sắc nơi núi rừng hùng vĩ và trải nghiệm không khí náo nhiệt của những lễ hội dân tộc truyền thống, sẽ giúp chúng ta quên đi những ưu phiền, lo toan bộn bề của cuộc sống, để rồi đón lấy hơi thở tươi mới của mùa xuân và thấy mình như được tiếp một nguồn năng lượng mới./.
N.L
BÍCH HỌA