Qua các bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHĐT từ các Ngân hàng thương mại trên, cho chúng ta thấy nỗ lực rất lớn trong việc triển khai và hoàn thiện dịch vụ này của các ngân hàng. Các ngân hàng trên đều nhận diện tính bảo mật là yếu tố quan trọng trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử. Ngoài việc ứng dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến, các Ngân hàng còn tìm
cách tạo lòng tin, sự tin tưởng từ phía khách hàng thông qua việc nâng cấp hệ thống thông tin qua đó nâng cao tính tin cậy cho các dịch vụ.
Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong những năm qua, BIDV đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng về dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, dịch vụ của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế: tính đa dạng kém (chủ yếu là các dịch vụ truyền thống: huy động vốn, cho vay, thanh toán), quy mô nhỏ, chất lượng thấp, rủi ro cao, chưa tạo ra đột phá trong việc cung cấp những dịch vụ chưa cạnh tranh được với những ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới.
Dựa trên những nghiên cứu kinh nghiệm của một số NHTM tiêu biểu, có thể rút ra những bài học về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tam Điệp trong thời gian tới:
Một là, tập trung khai thác phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên nền khách hàng hiện có và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân.
Hai là, nghiên cứu, đề xuất với BIDV những sản phẩm dịch vụ phù hợp với địa bàn hoạt động, khách hàng của chi nhánh.
Ba là, nâng cao hình ảnh thương hiệu của BIDV trên địa bàn là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng mới và bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác.
Bốn là, mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng như phát triển mạng lưới các phòng giao dịch, lắp đặt thêm máy ATM, máy POS. Kết hợp song song với việc phát triển mạng lưới và hoạt động kiểm tra, kiểm soát những điểm giao dịch để cắt giảm chi phí tại những điểm hoạt động không hiệu quả.
Năm là, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh. Việc tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng sẽ giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của chi nhánh, hiểu biết cơ bản về dịch vụ NHĐT và nắm được cách thức sử dụng cũng như lợi ích của các sản phẩm dịch vụ NHĐT của chi nhánh.
Sáu là, đề xuất với BIDV các biện pháp phát triển công nghệ thông tin, bảo mật thông tin khách hàng bởi công nghệ thông tin liên quan chặt chẽ tới chất lượng dịch vụ ngân hàng.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã nêu khái quát một số cơ sở lý luận tổng quan về dịch vụ Ngân hàng điện tử và các dịch vụ Ngân hàng điện tử tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ NHĐT nói chung cũng như sự cần thiết phải phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT nói riêng.
Ngoài ra chương 1 cũng phân tích những kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHĐT của 1 số ngân hàng từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong phát triển dịch vụ NHĐT tại Việt Nam cũng như BIDV Tam Điệp.
CHƯƠNG 2